Công nhân làm cho công ty nước ngoài có được áp dụng Khoản 5 Điều 155 BLLĐ 2012

Câu hỏi của khách hàng: Công nhân làm cho công ty nước ngoài có được áp dụng Khoản 5 Điều 155 BLLĐ 2012

Cả nhà cho em hỏi về khoản 5 điều 155 của bộ luật lao động 2012 có còn áp dụng hay sửa đổi bổ sung gì không? Và nếu còn áp dụng thì cho em hỏi là làm công nhân cho công ty người nước ngoài có được áp dụng không? Em xin cám ơn.


Luật sư Tư vấn Bộ luật lao động  – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 07/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Bộ luật lao động

  • Bộ luật lao động 2012
  • Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết bộ luật lao động về chính sách đối với lao động nữ

3./ Luật sư trả lời Công nhân làm cho công ty nước ngoài có được áp dụng Khoản 5 Điều 155 BLLĐ 2012

Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đang làm việc cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền thay mặt công ty ký kết hợp đồng lao động với bạn chính là người sử dụng lao động.

Căn cứ Điều 2 Bộ Luật lao động 2012 về Đối tượng áp dụng quy định như sau:

1. Người lao động Việt Nam, người học nghề, tập nghề và người lao động khác được quy định tại Bộ luật này

2. Người sử dụng lao động.

…”

Như vậy, các quy định tại Khoản 5 Điều 155 Bộ luật lao động 2012 về bảo vệ thai sản đối với  lao động nữ được áp dụng cho cả người lao động làm việc cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và được hướng dẫn chi tiết tại Khoản 2, khoản 3 Điều 7 Nghị Định 85/2015/NĐ-CP vẫn đang còn hiệu lực pháp luật.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191