Công ty phải đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật thế nào

Câu hỏi của khách hàng: Công ty phải đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật thế nào

Anh chị cho em hỏi tý, bên công ty em mới nhận được phiếu “tự kiểm tra đánh giá thực hiện pháp luật lao động” mà không biết nên làm thế nào vì thực tế công ty còn nhiều thiếu sót quá, nếu mà đánh giá đúng theo thực tế thì không biết hậu quả sẽ ra sao nữa. Mọi người cho mình xin ý kiến với nhé


Luật sư Tư vấn Bộ luật lao động – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 27/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Xử lý khi có hành vi vi phạm pháp luật lao động

  • Bộ luật lao động năm 2012
  • Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (được đính chính bởi Công văn 1605/TTg-KGVX năm 2013, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP)

3./ Luật sư trả lời Công ty phải đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật thế nào

Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong quan hệ này, người lao động là bên yếu thế hơn, do vậy, pháp luật có những quy định yêu cầu người sử dụng lao động phải tuân thủ để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Khi người sử dụng lao động không tuân thủ các nghĩa vụ đó thì sẽ phải gánh chịu những hậu quả nhất định theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Khoản 2 ĐIều 6 Bộ luật lao động:

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

2.Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a)Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

b)Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở;

c)Lập sổ quản lý lao động, sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

d)Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;

đ)Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Khi người sử dụng lao động không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thì người sử dụng lao động sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi khi chủ thể có thẩm quyền tiến hành xử lý. Đó có thể là các biện pháp như bồi thường, buộc thực hiện đúng các quy định của pháp luật, phạt tiền, buộc cơ sở tạm dừng hoạt động kinh doanh, thậm chí có thể bị tước giấy phép hoạt động.

Trách nhiệm mà người sử dụng lao động phải gánh chịu sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, hậu quả mà hành vi vi phạm gây ra.

Tuy nhiên, bên cạnh những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện, người sử dụng lao động còn có những hoạt động được Nhà nước “khuyến khích”. Những hoạt động này, người sử dụng lao động không bắt buộc phải thực hiện, do vậy, việc không thực hiện những hoạt động trong phạm vi khuyến khích sẽ không làm phát sinh các trách nhiệm do có hành vi vi phạm như phạt tiền hay các biện pháp xử lý khác.

Ngoài ra, việc xử phạt vi phạm mà các chủ thể có thẩm quyền thực hiện phải được căn cứ vào những quy định của pháp luật nhất định, chủ thể không được tự quyết định mức phạt không phù hợp với quy định. Như khi người sử dụng lao động không thông báo bằng văn bản cho người lao động biết trước ít nhất 15 ngày, trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn thì người sử dụng lao động là cá nhân sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Khoản 1 Điều 7 Nghị định 95/2013/NĐ-CP).

Tóm lại, trong trường hợp của bạn, trách nhiệm của người sử dụng lao động là khai báo trung thực. Còn việc xử phạt sẽ không dựa trên những khai báo mà người sử dụng lao động thực hiện. Việc xử phạt dựa trên những hành vi vi phạm của người sử dụng lao động và các quy định liên quan của pháp luật về xử lý hành vi vi phạm.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191