Không giữ cam kết khi chia tài sản của bố mẹ phải làm gì để giữ phần của mình

Câu hỏi của khách hàng: Không giữ cam kết khi chia tài sản của bố mẹ phải làm gì để giữ phần của mình?

Nhà có 3 hộ khẩu nhưng rất đông người. Má tôi có 6 người con,người nào cũng có gia đình, gia đình nào cũng có 2 con. Mẹ già yếu bảo rằng căn nhà nhà này mẹ chia cho các con và cháu đích tôn,con trưởng hai phần, chị kế hai phần còn lại là một, tổng là 9 phần. Cô em út có tiền đứng ra hứa rằng nếu bán với giá rẻ là 3 tỷ thì nhà sẽ làm nhà để thờ cúng ông bà và bao luôn chăm sóc mẹ già. Anh em mới để giá đó đồng thời má tôi phải ký hiến tặng. Mà bây giờ khi ký hiến tặng thì cô em rao bán với giá 10 tỷ. Mà hiện nay gia đình tôi đang ở trong căn nhà đó với gia đình cô em mà giờ nó không giữ lời hứa ban đầu mà rao bán với giá 10 tỷ. Vậy làm sao tôi mới được ở lại trong nhà vì tôi nghèo quá nên không có tiền mua nhà. Bay giờ nó đưa ba trăm triệu cho tôi bảo tôi ra khỏi nhà nhưng với số tiền đó tôi đi đâu bây giờ nên tôi không chưa nhận tiền. Nhưng nó quyết định bán để đuổi tôi đi. Vậy tôi phải làm sao?


Luật sư Tư vấn tranh chấp bất động sản – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 09/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề tranh chấp bất động sản

  • Luật nhà ở 2014
  • Bộ luật dân sự 2015
  • Luật hôn nhân và gia đình 2014

3./ Luật sư trả lời Không giữ cam kết khi chia tài sản của bố mẹ phải làm gì để giữ phần của mình

Theo thông tin bạn cung cấp, mẹ bạn đã tặng cho căn nhà cho cô út. Hiện tại cô út muốn bán căn nhà và bạn phải rời đi. Để có thể ở lại bạn cần làm rõ các vấn đề sau:

Trường hợp, căn nhà là tài sản chung của vợ chồng thì mẹ bạn chỉ được tặng cho phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mình còn phần tài sản của bố bạn sẽ được chia đều cho các con, mẹ bạn. Theo đó, mẹ bạn phải làm thủ tục mở thừa kế, sau đó muốn tặng cho toàn bộ căn nhà cho cô út thì phải có sự đồng ý, chữ ký của mọi người trong cùng hàng thừa kế. Do đó, giao dịch tặng cho giữa mẹ bạn và cô út sẽ bị vô hiệu 1 phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ba bạn dẫn tới cô út không thể bán ngôi nhà và bạn có quyền yêu cầu mở thừa kế, chia di sản của ba bạn.

Căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về Tài sản chung của vợ chồng quy định như sau:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

…”

Trường hợp, căn nhà là tài sản riêng của mẹ bạn thì mẹ bạn có quyền tặng cho tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của mình. Hợp đồng tặng cho căn nhà giữa mẹ bạn và cô út phải lập thành văn bản và công chứng, chứng thực mới giá trị pháp lý. Nếu hợp đồng tặng cho căn nhà không công chứng, chứng thực thì hợp đồng vô hiệu do vi phạm về hình thức dẫn tới cô út phải trả lại nhà cho mẹ bạn.

Trường hợp, trong hợp đồng tặng cho đó có thỏa thuận điều khoản cô út không được bán căn nhà và phải để nhà làm nhà thờ cúng thì phần điều khoản này sẽ bị vô hiệu. Vì kể từ thời điểm tặng cho tài sản là quyền sở hữu, sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì mẹ bạn đã chuyển giao quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền đất cho cô út và cô út đã là chủ sở hữu, sử dụng căn nhà việc không được bán và phải để thờ cúng đã hạn chế quyền sử đụng, định đoạt của chủ sở hữu.

Căn cứ Khoản 1 Điều 459 Bộ Luật dân sự 2015 về Tặng cho bất động sản quy định như sau:

Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.”

Điều 10 Luật nhà ở 2014 về Quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở:

1. Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây:

a) Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình;

b) Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm;

c) Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;

d) Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;

…”

Như vậy, mẹ bạn đã tặng cho cô út căn nhà nên căn nhà hiện tại thuộc quyền sở hữu, sử dụng của cô út, cô có quyền bán căn nhà và yêu cầu bạn rời đi. Bạn chỉ được ở lại trong trường hợp căn nhà là tài sản chung của ba mẹ bạn và bạn có 1 phần trong tổng tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của ba bạn.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191