Làm hợp đồng thuê nhà thế nào để tránh bất lợi

Câu hỏi của khách hàng: Làm hợp đồng thuê nhà thế nào để tránh bất lợi

Xin chào các luật sư,
Hiện tại mình mới lập gia đình và có ý định ra ở riêng. 2 vợ chồng đang tìm thuê chung cư để ở, vì vậy mình xin được tư vấn pháp luật khi làm hợp đồng thuê nhà để tránh bất lợi cho bên thuê như mình.


Luật sư Tư vấn Luật nhà ở – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 16/11/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Tạo lập hợp đồng thuê nhà

  • Luật Nhà ở năm 2014
  • Bộ luật dân sự năm 2015

3./ Luật sư trả lời Làm hợp đồng thuê nhà thế nào để tránh bất lợi

Hợp đồng thuê tài sản được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời gian, bên thuê phải trả tiền thuê. Là một loại tài sản nhưng nhà ở là một loại tài sản có giá trị lớn, thông thường là gắn liền với đất đai, nên, bên cạnh các quy định của pháp luật dân sự, các bên trong hợp đồng thuê nhà ở còn cần thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Để hạn chế những rủi ro trong việc xác lập, thực hiện hợp đồng thuê nhà ở, các bên cần đảm bảo hợp đồng này có giá trị (phát sinh hiệu lực pháp luật) và thỏa thuận càng chi tiết càng tốt cách giải quyết những tình huống có thể phát sinh trong việc xác lập, thực hiện, chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở.

Căn cứ Điều 121 Luật nhà ở:

Điều 121. Hợp đồng về nhà ở

Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:

1.Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

2.Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;

3.Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;

4.Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

5.Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;

6.Quyền và nghĩa vụ của các bên;

7.Cam kết của các bên;

8.Các thỏa thuận khác;

9.Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

10.Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

11.Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Tuy nhiên, dù hợp đồng thuê nhà có chi tiết đến đâu, dự đoán được những tình huống phát sinh cụ thể như thế nào thì yếu tố tự nguyện, có thiện chí trong việc xác lập và thực hiện hợp đồng thuê nhà ở mới là yếu tố quan trọng nhất trong việc đảm bảo lợi ích của các bên trong việc thực hiện hợp đồng.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ về hoàn cảnh sống cũng như quyền của bên cho thuê đối với căn nhà mà bạn thuê để đảm bảo hạn chế những tranh chấp phát sinh sau này.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, để hạn chế rủi ro trong việc xác lập và thực hiện hợp đồng thuê nhà, sự tự nguyện, thiện chí của các bên là quan trọng nhất. Ngoài ra, bạn cần phải đảm bảo hợp đồng được ký bởi đúng chủ thể (tức bên cho thuê có quyền cho thuê căn nhà là đối tượng của hợp đồng thuê), hợp đồng được xác lập đúng hình thức,… theo quy định để hợp đồng có hiệu lực pháp luật. Và dữ liệu chi tiết, cụ thể, rõ ràng cách giải quyết khi có sự kiện nào đó phát sinh làm ảnh hưởng tới việc thực hiện hợp đồng.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191