Muốn được bồi thường trong vụ việc dân sự thì phải gửi yêu cầu khi nào

Câu hỏi của khách hàng: Muốn được bồi thường trong vụ việc dân sự thì phải gửi yêu cầu khi nào

Nhờ anh chị luật sư tư vấn giúp em, theo thông tư 02/2004 về việc tuyên bố hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thì bị đơn có được quyền yêu cầu trong bản tự khai về phần bồi thường thiệt hại sau khi Tòa tuyên hủy hợp đồng hay không, hay bị đơn phải có đơn yêu cầu bằng văn bản phản tố và nộp án phí? Em xin cảm ơn.


Luật sư Tư vấn Bộ luật tố tụng dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 05/12/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hủy hợp đồng

  • Bộ luật dân sự năm 2015
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

3./ Luật sư trả lời Muốn được bồi thường trong vụ việc dân sự thì phải gửi yêu cầu khi nào

Việc bồi thường thiệt hại của một cá nhân, pháp nhân được bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp của bạn, việc bồi thường thiệt hại được coi là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thiệt hại được bồi thường phải là thiệt hại thực tế. Bồi thường phải là toàn bộ và kịp thời.

Căn cứ Khoản 1 Điều 585 Bộ luật dân sự thì khi có thiệt hại thực tế, các bên có quyền thỏa thuận với nhau về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần (trừ một số trường hợp đặc biệt như việc thiệt hại có sự tham gia của Nhà nước,…). Tức là, bạn và bên kia có thể tự thỏa thuận với nhau về việc bồi thường này mà không nhất thiết phải đưa ra Tòa án để được giải quyết.

Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì bắt buộc bạn phải đưa tranh chấp ra Tòa án để được giải quyết.

Nếu, tranh chấp này là tranh chấp về việc bồi thường thiệt hại do hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phát sinh ngay sau khi Tòa án tuyên bố hủy hợp đồng này, việc yêu cầu Tòa án giải quyết của bị đơn được thực hiện thông qua việc gửi một hồ sơ khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại riêng biệt theo quy định tại Khoản 6 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự. Bởi:

Căn cứ Khoản 4 Điều 72 Bộ luật tố tụng dân sự thì việc “đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn” là quyền của bị đơn. Yêu cầu phản tố này được thực hiện nếu có liê quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ nghĩa vụ của nguyên đơn.

Hơn nữa, theo quy định tại Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự thì yêu cầu phản tố của bị đơn phải được thực hiện trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Yêu cầu phản tố được chấp nhận khi đáp ứng một trong các trường hợp sau:

-Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

-Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

-Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu sau khi Tòa án tuyên bố hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà bị đơn muốn được bồi thường thì bị đơn phải thực hiện một vụ kiện yêu cầu đòi bồi thường riêng biệt, không thể thực hiện yêu cầu phản tố do không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191