Câu hỏi của khách hàng: Vợ chồng sống ly thân chồng mượn CMND đi vay tiền thì vợ có liên quan không
Em xin chào các luật sư
Các luật sư cho em hỏi ? vợ chồng em ly thân 3 năm rồi. Chồng em xin quay lại, vợ chồng em có qua lại. Chồng em mượn chứng minh thư của em để đi vay tiền ngân hàng. Nhưng khi đó em không biết. Giờ vợ chồng em không ở với nhau nữa. vẫn đang ly thân, vậy em có liên quan gì đến khoản nợ đấy không ạ????
Luật sư Tư vấn Luật hôn nhân và gia đình – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 14/11/2018
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Nghĩa vụ trả nợ khi chồng vay trong thời gian ly thân
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Bộ luật dân sự năm 2015
3./ Luật sư trả lời Vợ chồng sống ly thân chồng mượn CMND đi vay tiền thì vợ có liên quan không
Theo quy định của pháp luật thì tài sản được tạo lập, phát sinh trong thời kỳ hôn nhân (mà không bên nào chứng minh được đó là tài sản riêng) sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng. Các khoản nợ cũng thế, nếu không chứng minh được số tài sản được vay không được dùng vào nhu cầu chung, hai bên đều biết về việc vay này thì khoản vay đó được coi là khoản nợ chung, cả hai bên đều có nghĩa vụ trả nợ.
Căn cứ Khoản 1 Điều 57 Luật hôn nhân và gia đình:
“Điều 57. Thời điểm chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn
1.Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật….”
Theo đó, mặc dù bạn và chồng đã ly thân với nhau nhưng quan hệ hôn nhân của hai người vẫn tồn tại đến khi có bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực pháp luật của Tòa án có thẩm quyền. Nên, về mặt pháp lý, số nợ trên của chồng bạn được xét là nghĩa vụ tài sản phát sinh trong thời kỳ hôn nhân. Và do đó, cả hai vợ chồng đều có nghĩa vụ trả khoản nợ trên.
Căn cứ Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình:
“Điều 37. Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng
Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:
1.Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
2.Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
3.Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
4.Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
5.Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
6.Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.”
Tuy nhiên, nếu bạn chứng minh được khoản vay trên không được dùng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình bạn, bạn cũng không biết về khoản vay này thì bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm trả khoản nợ trên. Do theo quy định tại Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình;
“Điều 45. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng
Vợ, chồng có các nghĩa vụ riêng về tài sản sau đây:
1.Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;
2.Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng theo quy định tại khoản 4 Điều 44 hoặc quy định tại khoản 4 Điều 37 của Luật này;
3.Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;
4.Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.”
Việc chồng bạn có chứng minh nhân dân của bạn và đã xuất trình khi vay tiền không làm phát sinh trách nhiệm trả nợ của bạn với khoản vay. Đây không phải là căn cứ để xác định bạn là đối tượng thuộc bên vay tiền. Tuy nhiên, bên cho vay có thể dùng yếu tố này để chứng minh bạn biết về việc chồng bạn có vay tiên của người này mà không phản đối để yêu cầu bạn phải chịu nghĩa vụ trả nợ đối với hợp đồng vay trên.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu bạn không chứng minh được việc vay tài sản trên của chồng bạn do chính chồng bạn xác lập riêng (bạn không phải bên vay, không ký giấy tờ,…) và số tiền vay không được sử dụng vào nhu cầu của gia đình thì bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm trả nợ này. Nếu không bạn phải chịu trách nhiệm liên đới với chồng về khoản nợ trên.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.