Câu hỏi của khách hàng: Xin lý lịch tư pháp có được ủy quyền không?
trong trường hợp tôi muốn xin phiếu lý lịch tư pháp ở sở tư pháp Hà Nội mà điều kiện tôi đi làm xa không tự làm được ,tôi có thể ủy quyền cho bố đẻ tôi được không?bố tôi cần phải mang nhưng giấy tờ gì để có thể thay tôi xin cấp được phiếu lý lịch tư pháp
Luật sư Tư vấn Lý lịch tư pháp – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 15/11/2018
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Luật lý lịch tư pháp
Luật lý lịch tư pháp 2009
3./ Luật sư trả lời Xin lý lịch tư pháp có được ủy quyền không?
Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Để được cấp lý lịch tư pháp cho bản thân bạn phải tới Sở tư pháp yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1
Căn cứ Khoản 3 Điều 45 Luật lý lịch tư pháp 2009 về Thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 quy định như sau:
“Cá nhân có thể uỷ quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp. Việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật; trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.”
Theo đó, bạn có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp và việc ủy quyền phải lập thành văn bản không phải công chứng, chứng thực. Trong trường hợp này, bạn ủy quyền cho bố để thì việc thực hiện không phải lập thành văn bản.
Căn cứ Điều 44, Điều 45, Điều 48 Luật lý lịch tư pháp 2009 về Trình tự, thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 quy định như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ:
Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp
Giấy ủy quyền (nếu có)
Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (kèm bản chính để đối chiếu)
Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú (kèm bản chính để đối chiếu)
Ngoài ra, người yêu cầu cấp PLLTP thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm lệ phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.
Bước 2: Nộp tại Sở tư pháp. Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú thì nộp tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia
Thời hạn cấp không quá 10 ngày từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
Bước 3: Nộp lệ phí: Căn cứ Thông tư 174/2011/TT-BTC về mức thu lệ phí cấp Phiếu lý lịch tư pháp được quy định như sau:
– Thông thường: 200.000đồng/lần/người.
– Đối với sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ: 100.000đồng/lần/ người.
– Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp đề nghị cấp trên 02 Phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu thứ 3 trở đi tổ chức thu phí được thu thêm 5.000 đồng/Phiếu
Như vậy, bạn đi làm ở xa không thể tới Sở tư pháp để thực hiện yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp được thì bạn có thể ủy quyền cho bố đẻ, không phải làm giấy ủy quyền nhưng bố bạn phải mang giấy tờ chứng minh quan hệ cha con: sổ hộ khẩu, giấy khai sinh của bạn,…
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.