Câu hỏi của khách hàng: Áp dụng thế nào về quy định trả lãi trong trường hợp bên vay không trả đúng hạn?
Mọi người vui lòng tư vấn giúp em vấn đề này:
Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
…
Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Hai điểm a và b có phải cùng điều chỉnh một vấn đề? Khi nào chúng ta áp dụng điểm a và khi nào ta áp dụng điểm b
Xin chân thành cám ơn!
Luật sư Tư vấn Bộ luật dân sự – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 27/12/2018
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Tính lãi trong hợp đồng vay tiền có lãi
Bộ luật dân sự năm 2015
3./ Luật sư trả lời Áp dụng thế nào về quy định trả lãi trong trường hợp bên vay không trả đúng hạn?
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Việc trả nợ của bên vay trong hợp đồng vay có lãi mà bên vay chậm trả được quy định như sau:
Căn cứ Khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự:
“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
… 5.Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a)Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b)Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Theo đó, quy định trên chỉ áp dụng trong trường hợp hai bên xác lập hợp đồng vay có lãi và khi đến thời hạn trả nợ theo thỏa thuận, bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ. Lãi trong trường hợp này được chia làm:
-Lãi trên nợ gốc. Tức là lãi trên phần nợ gốc trong thời hạn vay. Số lãi này được tính theo lãi suất đã thỏa thuận trước đó trong thỏa thuận và chỉ phát sinh trong thời hạn cho vay theo thỏa thuận của hai bên. Nói cách khác, đây là lãi trên số nợ gốc mà đáng lẽ ra bên vay phải trả khi tới thời hạn vay. Bạn có thể xác định số tiền trên theo nội dung hợp đồng vay của các bên, coi như bên vay thực hiện đúng hạn. Ngoài ra, trong trường hợp bên vay chậm trả lãi này, bên vay còn phải trả thêm lãi chậm trả với số lãi trên với lãi suất theo thỏa thuận hoặc với lãi suất 10%/năm khi hai bên không thỏa thuận về lãi chậm trả.
-Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả được xác định là số lãi mà bên vay phải trả cho bên cho vay khi không thực hiện việc trả nợ đúng hạn. Lãi này được tính trên số nợ gốc quá hạn, tức là từ thời điểm phải trả nợ theo thỏa thuận đến thời điểm bên vay trả nợ trên thực tế.
Ví dụ, khi A cho B vay 100 triệu với lãi suất 1%/tháng thời hạn vay là từ 2/1/2018 đến hết ngày 2/4/2018 (tức hết ngày 2/4/2018 là B phải hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho bên A). Tuy nhiên, đến hết ngày 2/4/2018, B không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ cho bên A. Số tiền mà B đã thanh toán sau ngày 2/4/2018 là 0 đồng. Số tiền lãi trong trường hợp này tại vào ngày 2/5/2018 là:
-Theo điểm a Khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự từ ngày cho bắt đầu vay đến hết thời hạn vay theo thỏa thuận, tức là hết ngày 2/5/2018:
+Lãi trên nợ gốc theo thỏa thuận là: 100.000.000 x 1% x 3 (tháng) = 3.000.000 đồng.
+Lãi trên nợ gốc chậm trả là: 100.000.000x 10%/12 (tháng)x 1 (tháng) = 834.000 đồng
-Theo điểm b Khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự trong thời hạn quá hạn (tức là từ ngày 3/4/2018 đến hết ngày 2/5/2018):
+Lãi trên nợ gốc quá hạn là: 100.000.000×150%x 1%x 1 (tháng) = 1.500.000 đồng.
Theo đó, số lãi mà bên vay phải trả là: 3.000.000 + 834.000 + 1.500.000 = 5.334.000 đồng.
Vậy, số nợ mà B phải trả tại thời điểm 2/5/2018 là 5.334.000 + 100.000.000 (tiền vay) = 105.334.000 đồng.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn có thể xác định số lãi tại điểm a là số lãi trong thời hạn cho vay mà hai bên đã thỏa thuận cùng lãi chậm trả của số lãi này. Điểm b là tính số lãi trong thời hạn ngoài hợp đồng vay, tức là lãi quá hạn của số tiền mà bên vay đã vay theo thỏa thuận ban đầu giữa các bên.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.