Thế nào bị cho là bắt cóc và truy tố về tội bắt cóc?

Câu hỏi của khách hàng: Thế nào bị cho là bắt cóc và truy tố về tội bắt cóc?

Chào cả nhà! Cho em hỏi 1 vấn đề ạ.

Như thế nào sẽ bị cho là bắt cóc 1 người. Nếu như người đó bỏ nhà đi nhưng vẫn thường xuyên điện thoại về liên lạc với gia đình 1 tháng điện thoại 2 lần. Thì gia đình đi trình báo công an là người đó bị bắt cóc thì công an có vào cuộc tìm và truy tố gì không ạ??

Như thế nào sẽ bị truy tố là phạm tội bắt cóc a? Và gia đình đi trình báo thì công an có giải quyết không ạ?

Người đó chỉ đi làm ăn xa thôi chứ không bị sao cả, điện thoại về hỏi thăm gia đình bình thường. Nhưng do gia đình quá đa nghi và khó khăn nên giờ không thể về nhà. Chỉ điện thoại hỏi han thôi, thì gia đình cứ kêu không về là sẽ báo công an bắt về. Như vậy mọi người cho em hỏi công an có giải quyết không ạ?


Luật sư Tư vấn Bộ luật hình sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 09/01/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề yếu tố cấu thành tội bắt cóc

Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017

3./ Luật sư trả lời Thế nào bị cho là bắt cóc và truy tố về tội bắt cóc?

Bắt cóc là hình thức bí mật bắt giữ người trái pháp luật nhằm thực hiện một mục đích hoặc âm mưu nào đó về kinh tế, chính trị.

Pháp luật chỉ quy định hai tội danh đối với hành vi bắt cóc là tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản và tội bắt cóc con tin.

Đối với tội bắt cóc nhằm chiềm đoạt tài sản:

Nếu chủ thể thực hiện hành vi từ đủ 16 tuổi trở lên; có hành vi bắt giữ người trái pháp luật được thể hiện bằng hành vi lén lút và đưa người bị bắt đến một nơi nào đó rồi tìm cách thông báo cho người thân của người bị bắt cóc biết, cùng với yêu cầu người thân của họ phải đưa một số tiền thì mới thả người bị bắt cóc, nếu không nộp tiền hoặc tài sản thì người bị bắt cóc sẽ bị nguy hiểm đén tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm. Hành vi đó được thực hiên bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như: dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc bằng những thủ đoạn khác như cho uống thuốc ngủ, thuốc mê, lừa dối… để bắt được người làm con tin. Được thực hiện với lỗi cố ý. Hậu quả là người phạm tội đã đạt được mục đích (chiếm đoạt tài sản) hoặc người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng có ý thức chiếm đoạt và đã thực hiện hành vi bắt cóc người làm con tin là tội phạm đã hoàn thành.

Căn cứ Điều 169 Bộ Luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản:

“1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

…”

Đối với tội bắt cóc con tin:

Tội bắt cóc con tin trực tiếp xâm phạm an toàn, trật tự công cộng, đồng thời xâm phạm các quyền nhân thân của con người, nhất là quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể. Chủ thể thực hiện hành vi là từ đủ 16 tuổi trở lên, thực hiện hành vi bắt giữ, giam người khác làm con tin; hành vi đe dọa giết, làm bị thương hay đe dọa tiếp tục giam, giữ con tin. Mục đích phạm tội là nhằm cưỡng ép tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin (chẳng hạn cung cấp tiền chuộc hay lợi ích vật chất…), với lỗi cố ý. Đối với tội này chỉ cần người phạm tội thực hiện các hành vi khách quan với mục đích nêu trên là tội phạm đã hoàn thành mà không cần hậu quả xảy ra.

Căn cứ Điều 301 Bộ Luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 về Tội bắt cóc con tin quy định như sau:

“1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người khác làm con tin nhằm cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 113 và Điều 299 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 04 năm.

…”

Theo thông tin bạn cung cấp, gia đình người đó muốn trình báo với công an về việc con mình bị bắt cóc. Người dân có quyền trình báo, tố cáo, tố giác tội phạm. Công an phường, xã,… có nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý đơn trình báo của người dân. Cơ quan tiếp nhận sẽ lấy lời khai ban đầu, yêu cầu người trình báo cung cấp thông tin: lần cuối cùng liên hệ với con, số điện thoại, chỗ ở cuối cùng, giấy tờ tùy thân,… Công an sẽ dựa trên các tài liệu, thông tin của người trình báo, liên hệ, xác minh sơ bộ. Trường hợp, công an dựa trên thông tin gia đình người đó cung cấp, liên lạc được với người bị bắt cóc theo đơn hoặc xác minh được không có vụ việc bắt cóc thì cơ quan tiếp nhận thông báo không giải quyết đơn do không có dấu hiệu tội phạm.

Như vậy, cơ quan tiếp nhận điều tra giải quyết vụ việc khi có d.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191