Câu hỏi của khách hàng:Các văn bản điều chỉnh dự án xây dựng chợ mới trên nền chợ truyền thống
Xin chào mọi người!
Mọi người tư vấn giúp mình một dự án xây dựng chợ mới trên nền chợ truyền thống (đã được huyện bàn giao) thì hiện đang áp dụng những văn bản pháp lý nào?
– Văn bản TCVN 9211-2012 quy định về thiết kế chợ hiện còn áp dụng ko?
– Việc xây thêm các Kiot tăng lên so với thiết kế ban đầu thì có được phép không, hướng dẫn theo văn bản nào?
– Việc tính giá thuê diện tích sử dụng theo chợ hạng 2 và chợ hạng 3 khác nhau như thế nào?
Em đang cần gấp lắm, mọi người tư vấn giúp em với ạ!
Em cảm ơn.
Luật sư Luật xây dựng – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 25/06/2019
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề điều kiện xây dựng công trình
Luật xây dựng 2014
Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ
Nghị định 114/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều NĐ 02/2003/NĐ-CP
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9211:2012
3./ Luật sư trả lời câu hỏi Các văn bản điều chỉnh dự án xây dựng chợ mới trên nền chợ truyền thống
Trước hết, theo quy định pháp luật Văn bản TCVN 9211-2012 quy định về thiết kế chợ hiện nay vẫn còn được áp dụng
Theo quy định điểm a,c khoản 2 điều 3 Nghị định 02/2003/NĐ-CP và khoản 3 điều 1 Nghị định 114/2009/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn của chợ, cụ thể là :
“ Chợ loại 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch; Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.
Chợ hạng 2: Là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên; có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, vệ sinh công cộng.
Chợ loại 3: Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.”
Theo như quy định trên thì việc xây dựng chợ phụ thuộc vào loại hình của chợ, trường hợp bạn muốn mở rộng thêm các Kiot trong chợ thì cần xem xét loại hình của chợ là chợ hạng mấy. khi đã xác định rõ được loại chợ thì cần xem xét số lượng Kiot trong thiết kế đã đạt mức tối đa của loại chợ đó chưa. Nếu đã đạt mức tối đa thì bạn không thể mở rộng thêm Kiot được. Nếu chưa đạt mức thì bạn có thể làm đơn gửi tới UBND nơi đặt địa điểm chợ để làm tờ trình thay đổi thiết kế khu vực chợ những phải phù hợp với từng loại chợ và có không gian theo quy định của TCVN 9211-2012
Đối với giá thuê các mặt bằng trong chợ thì tùy từng địa phương sẽ có các quy định khác nhau. Để có thể có được thông tin cụ thể và chính xác nhất thì bạn có thể tra cứu các văn bản của địa phương quy định về giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn đó.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.