Cho mượn tiền bỏ trốn không trả thì đòi lại được không?

Câu hỏi của khách hàng: Cho mượn tiền bỏ trốn không trả thì đòi lại được không?

Cho hỏi cháu cho thằng kia mượn số tiền là 18 triệu đồng, giờ nó bỏ trốn có cách nào đòi lại được không ạ?


Luật sư Tư vấn Pháp luật Dân sự – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 06/03/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Cho mượn tiền bỏ trốn không trả thì đòi lại được không?

  • Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015;

3./ Luật sư trả lời Cho mượn tiền bỏ trốn không trả thì đòi lại được không?

Bạn cho một người vay số tiền 18 triệu đồng, giờ người kia bỏ trốn, bạn không biết phải làm cách nào để đòi được tiền. Trường hợp này, chúng tôi xin tư vấn như sau.

Bạn cho người kia vay tiền, tức là bạn và người kia xác lập một hợp đồng vay tài sản. Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Khi xác lập hợp đồng vay tài sản, bạn là bên cho vay, còn người kia là bên vay. Bạn cho bên vay vay một số tiền và khi đến hạn trả, bên vay phải trả cho bạn số tiền đầy đủ cả gốc và lãi (nếu hai bên có thỏa thuận). Đây được coi là nghĩa vụ của bên vay.

Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay cụ thể như sau:

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

…”

Hợp đồng trong các giao dịch dân sự thường được các bên xác lập theo 2 hình thức là văn bản hoặc lời nói. Để đảm bảo nhiều người khi cho vay tiền thường viết giấy tay hoặc soạn hợp đồng với đầy đủ chữ ký của hai bên để làm căn cứ cho việc đòi tiền sau này. Với những thông tin bạn cung cấp thì để đòi được tiền, bạn cần tiến hành khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người kia cư trú để yêu cầu người đó trả tiền cho bạn (căn cứ Khoản 3 Điều 26Điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015). Trong trường hợp bạn không biết nơi cư trú của bị đơn,  làm việc, trụ sở của bị đơn thì bạn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết. (căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015).

Đơn khởi kiện phải có những thông tin dưới đây:

Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
– Tên tòa án nhận đơn khởi kiện;

Tên, địa chỉ của người khởi kiện;

Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ( nếu có);

Tên, địa chỉ của người bị kiện;

Tên, địa chỉ của người có quyền và nghĩa vụ liên quan, nếu có;

Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa   vụ liên quan;

Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng , nếu có;

Khi khởi kiện tại tòa, bạn cần cung cấp chứng cứ chứng minh về việc vay và cho vay giữa 2 bên (giấy vay tiền; hợp đồng vay tiền hoặc giấy nhận tiền…)Sau khi nhận đơn của bạn, Tòa án sẽ xác minh quan hệ vay nợ đó có đúng hay không. Nếu đúng như những gì bạn trình bày, Tòa án sẽ yêu cầu người kia trả lại khoản tiền vay cho bạn. Trong trường hợp người đó không có khả năng trả đủ tiền cho bạn thì tòa sẽ áp dụng biện pháp  cưỡng chế thi hành án buộc người đó phải trả nợ.

Như vậy, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người đó cư trú hoặc nơi người đó làm việc, nơi cư trú cuối cùng để yêu cầu người đó trả tiền cho bạn.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

 

1900.0191