Mức thuế của hộ kinh doanh tự sản xuất là 7% hay 4,5%

Câu hỏi của khách hàng: Mức thuế của hộ kinh doanh tự sản xuất là 7% hay 4,5%

Em chào các anh chị,
Em muốn nhờ các anh chị tư vấn giúp em ạ
Em mới mở 1 hộ kinh doanh tự sản xuất và cho thuê trang phục biểu diễn, diện tích 15m2, 1 người làm, nhà trong ngách, doanh thu hàng tháng từ 8-10tr/1 tháng, em đã có giấy phép đăng ký kinh doanh rồi ạ.
Trước Tết em lên đăng ký nộp thuế thì người làm thuế bảo nộp thuế môn bài 1 triệu đồng/ năm, và ngành của em phải nộp 7% thuế là 700 nghìn đồng/1 tháng. Em có xem trên mạng thì ngành của em “tự sản xuất, dịch vụ gắn liền hàng hoá” chỉ 4,5% thôi và môn bài chỉ 300 nghìn đồng/năm với thu nhập từ 100-300 triệu đồng năm.

Khi em nói em tự sản xuất và cho thuê luôn thì cô đánh thuế em 2 mức là “dịch vụ 7%” và “sản xuất 4,5%” nữa.

Em làm ở thuế Đống Đa, phường Ô chợ dừa ạ.
Sáng nay em lên làm 1 lần nữa thì cô vẫn ép em đóng thuế 7%, nếu không đóng thì sẽ viết phạt không đóng thuế và lập biên bản xử phạt em.
Em đã có giấy phép kinh doanh, đã điền vào phiếu kê khai thuế đầy đủ, chỉ đợi xác nhận mức thuế để đóng nhưng cô lại bảo em là không đóng thuế nên sẽ phạt. Khi em xin được xem lại tờ kê khai thì cô không cho em xem.

Theo các anh chị em phải nộp 7% là đúng, hay sai ạ ?
Em cảm ơn các anh chị ạ.


Luật sư Luật Thuế– Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 04/07/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề xác định mức thuế phải đóng cho hộ kinh doanh cá thể

  • Nghị định 139/2016/NĐ-Cp quy định về lệ phí môn bài
  • Thông tư 92/2015/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 41/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-Cp ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế

3./ Luật sư trả lời câu hỏi Mức thuế của hộ kinh doanh tự sản xuất là 7% hay 4,5%

Nếu bạn mở cửa hàng kinh doanh trang phục biểu diễn có đăng kí hộ kinh doanh thì phải chịu 03 loại thuế: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Thuế môn bài đóng 1 lần 1 năm vào đầu năm hoặc vào thời điểm thành lập hộ kinh doanh đã đăng ký mã số thuế hộ kinh doanh nếu rơi vào 6 tháng đầu năm hộ kinh doanh đóng đủ thuế môn bài 1 năm, nếu rơi vào 6 tháng cuối năm hộ kinh doanh đóng thuế cho nửa năm cuối. Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/01/2017 thì hộ kinh doanh, cửa hàng kinh doanh, cá nhân kinh doanh mà không kê khai và đóng thuế môn bài thì khi bị cơ quan thuế phát hiện sẽ phải nộp mức thuế môn bài cho cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là 6 tháng cuối năm hay 6 tháng đầu năm.

Theo điều 3 thông tư 92/2015/TT-BTC quy định trường hợp cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu/năm thì sẽ được miễn nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Các trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu đầu ra cơ quan thuế có quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo pháp luật về quản lý thuế.

Trường hợp cửa hàng của bạn kinh doanh có mức doanh thu trên 100 triều đồng trên 1 năm thì bạn sẽ phải nộp 3 loại thuế :

  1. Thuế môn bài:

Theo quy định khoản 2 Điều 4 Nghị định 136/2016/NĐ-Cp thì mức Thuế môn bài của hộ kinh doanh cá thể, cửa hàng, cá nhân kinh doanh được tính dựa trên doanh thu bình quân năm

Doanh thu bình quân/ năm Mức thuế môn bài/ năm
Doanh thu trên 500 triệu đồng 1.000.000 đồng
Doanh thu trên 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng 500.000 đồng
Doanh thu trên 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng 300.000 đồng

Theo như quy định này và thông tin mà bạn đưa ra thì mức phí môn bài mà bạn phải đóng là 300.000 đồng/năm

  1. Nộp thuế theo phương thức khoán

Với trường hợp hộ cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương thức khoán, việc tính thuế GTGT, thuế TNCN căn cứ như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó:

Doanh thu tính thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế bao gồm cả doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn (đối với cá nhân kinh doanh sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế).

Trên cơ sở mức doanh thu khoán do cá nhân kinh doanh tự khai; mức doanh thu khoán năm liền trước năm tính thuế; thông tin tại cơ sở dữ liệu riêng của từng địa bàn; dự báo tình hình tăng trưởng kinh tế và chỉ số giá… Chi cục Thuế phối hợp với Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để duyệt mức doanh thu khoán ổn định, gửi cho cá nhân kinh doanh và công khai theo quy định. Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:

Phụ lục 01 (Ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính) – Danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, Thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh dưới đây:

STT Danh mục ngành nghề Tỷ lệ % tính thuế GTGT Thuế suất thuế TNCN
1. Phân phối, cung cấp hàng hóa
– Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng). 1% 0,5%
2. Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu
– Dịch vụ lưu trú gồm: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; hoạt động cung cấp cả cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống và/hoặc các phương tiện giải trí. Hoạt động lưu trú không bao gồm: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn được coi như cơ sở thường trú như cho thuê căn hộ hàng tháng hoặc hàng năm được phân loại trong ngành bất động sản theo quy định của pháp luật về Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam.

– Dịch vụ bốc xếp hàng hóa và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải như kinh doanh bến bãi, bán vé, trông giữ phương tiện;

– Dịch vụ bưu chính, chuyển phát thư tín và bưu kiện;

– Dịch vụ môi giới, đấu giá và hoa hồng đại lý;

– Dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán; dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế, hải quan;

– Dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê cổng thông tin, thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông;

– Dịch vụ hỗ trợ văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác;

– Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game;

– Dịch vụ may đo, giặt là; Cắt tóc, làm đầu, gội đầu;

– Dịch vụ sửa chữa khác bao gồm: sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình;

– Dịch vụ tư vấn, thiết kế, giám sát thi công xây dựng cơ bản;

– Các dịch vụ khác;

– Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp).

5% 2%
– Cho thuê tài sản gồm:

+ Cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi trừ dịch vụ lưu trú

+ Cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển.

+ Cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ

5% 5%
– Làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp 5%
3. Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu
– Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa;

– Khai thác, chế biến khoáng sản;

– Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách;

– Dịch vụ kèm theo bán hàng hóa như dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ kèm theo bán sản phẩm;

– Dịch vụ ăn uống;

– Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác;

– Xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp).

3% 1,5%
4. Hoạt động kinh doanh khác
– Hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất GTGT 5%; 2% 1%
– Hoạt động cung cấp các dịch vụ thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%;
– Các hoạt động khác chưa được liệt kê ở các nhóm 1, 2, 3 nêu trên.
– Các dịch vụ khác không chịu thuế GTGT.

Như vậy cửa hàng bạn tự sản xuất và cho thuê trang phục biểu diễn thì sẽ áp dụng tỉ lệ % tính thuế TNCN là 3 %, thuế suất thuế TNCN là 3 % nhân với doanh thu tính thuế GTGT và TNCN để xác định số thuế mà bạn cần phải nộp theo quy định của pháp luật.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191