Sinh em bé xong không đi làm có được hưởng chế độ thai sản

Câu hỏi của khách hàng:Sinh em bé xong không đi làm có được hưởng chế độ thai sản

Mọi người tư vấn giúp em ạ.
Em đi làm từ tháng 4-2018. Nộp bảo hiểm bắt đầu từ tháng 5- 2018
Ngày 13-12-2018 em sinh em bé nhưng do sinh ở xa chỗ làm và không thể đi làm sau khi sinh thì em có được hưởng chế độ thai sản không ạ?
Tính ra em đóng bảo hiểm đến tháng 11-2018 ạ.
Mọi người giúp em với ạ. Em nộp giấy tờ làm bảo hiểm từ lúc mới sinh rồi mà giờ vẫn chưa thấy gì.


Luật sư Luật Lao động – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 27/06/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề chế độ nghỉ thai sản với lao động nữ

  • Bộ luật Lao động 2012
  • Luật bảo hiểm xã hội 2014

3./ Luật sư trả lời câu hỏi Sinh em bé xong không đi làm có được hưởng chế độ thai sản

Về điều kiện được nghỉ thai sản thì theo quy định tại điều 157 Bộ luật lao động thì:

“ Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.”

Như vậy không phụ thuộc vào loại hợp đồng lao động được ký kết, hay thời gian làm việc, lao động nữ luôn được nghỉ thai sản với thời gian được quy định tại khoản 1 điều 157 Bộ luật lao động. Như vậy bạn hoàn toàn có quyền được nghỉ thai sản sau khi sinh.

Về chế độ nghỉ thai sản thì theo quy định tại khoản 2 điều 157 Bộ luật lao động thì “trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Điều kiện lao động nữ được hưởng chế độ thai sản được quy định tại điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

  1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”

Như vậy, nếu bạn đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh con, bạn sẽ được hưởng chế độ thai.

Cụ thể sản theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội:

Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

  1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”

Như vậy khi sinh con, bạn sẽ được nghỉ thai sản 6 tháng. Đồng thời nếu đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ được nhận trợ cấp một lần và tiền chế độ thai sản được quy định tại điều 39 nói trên.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

 

1900.0191