Câu hỏi của khách hàng: Cho bạn mượn xe đi cắm thì làm thế nào để lấy lại xe?
Chào mọi người em xin tư vấn về trường hợp cho bạn mượn xe đi cắm, nhưng không cho bạn mượn giấy đăng ký xe và đi cùng bạn đến nơi cầm cố. ( do em tin người quá lên không lường được sự việc này sảy ra ) và xe không viết giấy tờ ký gửi . Số tiền bạn ý cắm xe em không sử dụng 1 đồng nào cả. Bạn hẹn em 1 tuần trả xe, và đã hứa hẹn nhiều lần, nhưng nay đã hơn 1 tháng rồi bạn ý cũng nói luôn là không trả em nữa. Giờ em cũng k liên lạc được với bạn ý. Em vẫn còn những tin nhắn và cuộc trò chuyện em với bạn ý nói chuyện. Mọi người hiểu luật cho em xin hướng giải quyết làm thế nào để em có thể lấy lại được xe với ạ. Xin cảm ơn ạ
Luật sư Luật dân sự – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 11/07/2019
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề lấy lại xe trong trường hợp bạn mượn đi cắm không trả
Bộ luật dân sự 2015;
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
3./ Luật sư trả lời cho bạn mượn xe đi cắm thì làm thế nào để lấy lại xe?
Theo những thông tin bạn cung cấp và dựa trên quy định của pháp luật, chúng tôi đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Đối với trường hợp của bạn, trước tiên bạn có thể yêu cầu bạn của bạn trả lại tài sản như các bên đã thỏa thuận để mọi việc được giải quyết dễ dàng hơn, nếu bên kia cố tình không trả hoặc trốn tránh trách nhiệm bạn có thể thực hiện việc kiện đòi tài sản raTòa án nơi có thẩm quyền giải quyết yêu cầu bạn của bạn phải thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Ngoài ra, trường hợp này tùy thuộc vào giá trị tài sản nếu bạn của bạn phủ nhận việc mượn xe đi cầm cố bạn có thể cung cấp chứng cứ cho cơ quan điều tra nếu thông tin đúng như bạn trình bày thì bạn của bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017):
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
…”
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.