Cọc tiền mua hàng rồi bị giữ có phải tội lừa đảo

Câu hỏi: Cọc tiền mua hàng rồi bị giữ có phải tội lừa đảo

Chào anh chị. 
Em có 1 giao dịch mua bán trị giá 90tr đồng. 
Lúc mua em chỉ giao dịch qua chuyển khoản ngân hàng (nội dung chuyển khoản ghi rõ là đặt cọc mua hàng), và em có đầy đủ thông tin của bên bán. Nhưng sau đó họ không có hàng để bán cho em, và đã trả em một nửa số tiền em đã đặt cọc tức là 45tr đồng. Người bán hiện tại còn giữ của em 45tr nữa, nhưng cứ quanh co chưa có ý định trả, hẹn 5 lần 7 lượt vẫn không trả. Vậy theo anh chị nếu can thiệp bằng pháp luật thì có đưa họ vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được không. E cảm ơn.

Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191


Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN. Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

Luật sư trả lời:

Trong trường hợp này của bạn, hợp đồng giữa bạn và người bán là hợp đồng mua bán có biện pháp bảo đảm là đặt cọc được quy định tại điều 328 BLDS 2015 như sau:

Điều 328. Đặt cọc

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

          Hiện tại bên bán (bên nhận đặt cọc) vẫn giữ số tiền 45 triệu đồng của bạn là vi phạm pháp luật. Nếu hai bên không thể thỏa thuận việc hoàn trả số tiền cọc, bạn có thể làm Đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân yêu cầu hoàn trả số tiền cọc và bồi thường vi phạm hợp đồng. Tòa án sẽ thụ lí và giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật.

          Việc tố giác tội phạm lên Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cũng nên được tiến hành, tuy nhiên trong trường hợp này của bạn vẫn chưa có sự xuất hiện rõ ràng của các cấu thành tội phạm. Vì thế có thể sự việc sẽ không có yếu tố hình sự. Khi tố giác bạn cần ghi rõ loại tội phạm diễn ra, cần tố giác đúng sự thật, trung thực. Ở đây bạn có thể tố giác về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 174 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.”

Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để được chúng tôi hỗ trợ ngay lập tức.

Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191