Hợp đồng PPA/ Hợp đồng mua bán điện có gì khác nhau

Câu hỏi của khách hàng: Hợp đồng PPA/ Hợp đồng mua bán điện có gì khác nhau


Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 07/10/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh

Các văn bản có quy định điều chỉnh hiện tại.

3./ Luật sư trả lời

Hợp đồng PPA cũng là một hợp đồng mua bán điện, quan hệ giữa các bên là quan hệ mua – bán, loại hàng hóa mà các bên thực hiện giao dịch là điện năng.

Tuy nhiên, hợp đồng PPA lại khác biệt so với những hợp đồng mua bán điện không phải hợp đồng PPA.

  • Với các hợp đồng không phải PPA: Có hai bên tham gia hợp đồng: Công ty điện lực – khách hàng sử dụng điện ( cá nhân, tổ chức, hộ gia đình, v.v…). Nhìn chung, các hợp đồng này cơ bản giống với các hợp đồng mua bán thông thường, với hàng hóa là điện.
  • Với hợp đồng PPA: Có ba bên tham gia hợp đồng: Công ty năng lượng tư nhân – bên sản xuất điện; cơ quan của chính phủ – khách hàng duy nhất của công ty năng lượng tư nhân, tham gia hợp đồng để nắm quyền chi phối điện năng; và bên thứ 3 là nhà đầu tư – bên cung cấp vốn cho dự án, “ngưởi” bỏ tiền ra đầu tư, được hưởng lợi nhuận từ việc mua bán điện, được hưởng các lợi ích về thuế, v.v… nhưng không phải “khách hàng” của công ty năng lượng, không có “quyền sở hữu”, chi phối việc sử dụng, mua bán điện. Tức là, nhà nước không bỏ tiền ra mua điện, mà “mượn” tiền từ các nhà đầu tư, “trả lãi” bằng lợi nhuận và các lợi ích thuế,, nhưng lại nắm trong tay quyền kiểm soát việc phân phối điện năng trong phạm vi quản lý của mình. Vậy nên, dù hợp đồng PPA là hợp đồng mua bán điện, nhưng nó vừa có tính chất của hợp đồng mua bán, vừa có tính chất của hợp đồng BOT – chủ đầu tư bỏ tiền, mua lợi nhuận, còn quyền kiểm soát thuộc về nhà nước.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191