Nghỉ do dễ xảy thai thì có được bảo hiểm

Nghỉ do dễ xảy thai thì có được bảo hiểm

Thưa anh chị luật sư, tôi đang đi làm cho một công ty Hàn quốc có đóng bảo hiểm đã được 6 tháng rồi, tôi đang mang thai cháu đầu tiên nhưng bác sĩ chẩn đoán là cơ địa tôi yếu dễ xảy thai nên phải ở nhà nghỉ và tránh đi làm.

Xem thêm


Chế độ bảo hiểm khi dễ bị xảy thai

Thưa anh chị luật sư, tôi đang đi làm cho một công ty Hàn quốc có đóng bảo hiểm đã được 6 tháng rồi, tôi đang mang thai cháu đầu tiên nhưng bác sĩ chẩn đoán là cơ địa tôi yếu dễ xảy thai nên phải ở nhà nghỉ và tránh đi làm. Vậy giờ nếu tôi nghỉ ở nhà thì các chi phí bảo hiểm của tôi được chi trả như thế nào, tôi được biết công ty tôi chỉ đăng ký bảo hiểm chứ đến khi ai cần họ mới bắt đầu trả cho cơ quan bảo hiểm, như vậy có gì đáng ngại không?

Trả lời
Khi người lao động nữ nghỉ việc do bị chuẩn đoán “dễ sẩy thai” đã đóng bảo hiểm 06 tháng nên ngoài được hưởng chế độ khám thai còn được hưởng chế độ ốm đau được quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội.
Theo đó, người lao động nữ xin nghỉ trong trường hợp này được hưởng 180 ngày (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) với mức lương tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Ngoài ra, trong trường hợp người lao động nữ bị chuẩn đoán “dễ sẩy thai” là do gặp một trong các bệnh được quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT thì sẽ được hưởng tiếp chế độ ốm đau với thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm, mức hưởng chế độ thời gian này là 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội.
Thời gian nghỉ còn lại nằm ngoài thời gian hưởng chế độ trên thì người lao động nữ nghỉ không hưởng lương theo quy định.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn được hưởng chế độ khám thai và chế độ ốm đau với thời gian và mức hưởng đã trình bày ở trên.

 

Người lao động nữ trong và sau thời gian mang thai được hưởng chế độ thai sản khi đủ điều kiện. Chế độ thai sản được hưởng khi người lao động nữ mang thai nhưng bị chuẩn đoán “dễ sẩy thai” cần tránh đi làm, đã đóng bảo hiểm được 06 tháng là:

Điểm a Khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội quy định:

“1.Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a)Lao động nữ mang thai; …”

Theo đó, lao động nữ mang thai là đối tượng được hưởng chế độ thai sản không phụ thuộc thời gian người này đóng bảo hiểm.

Do người lao động nữ nghỉ trong thời gian mang thai nên được hưởng chế độ khám thai quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội:

“1.Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

2.Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

Theo đó, người lao động nữ được nghỉ 05 ngày (trong trường hợp cơ sở khám thai ở xa hoặc thai không bình thường thì là 10 ngày) hưởng lương tính theo tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Khi người lao động nữ nghỉ việc do bị chuẩn đoán “dễ sẩy thai” đã đóng bảo hiểm 06 tháng nên ngoài được hưởng chế độ khám thai còn được hưởng chế độ ốm đau được quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội:

“1.Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

a)Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

2.Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

a)Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

b)Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

3.Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”

Theo đó, người lao động nữ xin nghỉ trong trường hợp này được hưởng 180 ngày (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần) với mức lương tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Ngoài ra, trong trường hợp người lao động nữ bị chuẩn đoán “dễ sẩy thai” là do gặp một trong các bệnh được quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT thì sẽ được hưởng tiếp chế độ ốm đau với thời gian tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm, mức hưởng chế độ thời gian này là 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc theo quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội.

Thời gian nghỉ còn lại nằm ngoài thời gian hưởng chế độ trên thì người lao động nữ nghỉ không hưởng lương theo quy định.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn được hưởng chế độ khám thai và chế độ ốm đau với thời gian và mức hưởng đã trình bày ở trên.

1900.0191