Xây nhà trên đất được hứa cho thì có khả năng giành quyền ở nhà không?

Câu hỏi của khách hàng: Xây nhà trên đất được hứa cho thì có khả năng giành quyền ở nhà không?

Nhờ mọi người tư vấn giúp em với.
Nhà chồng em có 6 người con: 2 trai, 4 gái
Chồng em là con trai kế út (có 1 em gái út sau chồng em), các anh chị em chồng đã kết hôn và có nhà riêng, vợ chồng em kết hôn muộn nhất. Mẹ chồng em có hứa là cho vợ chồng em căn nhà của cha mẹ để lại (ba chồng đã mất trước khi vợ chồng em kết hôn) và bà đã tuyên bố với các anh chị em và hàng xóm (chỉ nói miệng). Được mẹ hứa cho nên vợ chồng em đã bỏ căn nhà cũ và xây lại nhà mới ( tổng xây là hơn 900 triệu). Lúc xây thì mẹ chồng có hứa là xây xong sẽ sang tên cho 2 vợ chồng để vợ chồng em đi vay trả nợ (lúc xây thiếu khoảng 400tr) tuy nhiên giờ mẹ không sang tên cho vợ chồng em mà mẹ tự đi vay 500tr (trong thời hạn 10 năm) cho vợ chồng em trả nợ và cho chị chồng em mượn 100tr (nợ 400tr của vợ chồng em là trả góp ngân hàng hàng tháng chứ không phải mẹ chồng cho trả và tụi e đã trả đc khoảng 4 năm) Giờ mẹ chồng có nói anh thứ hai của chồng em khổ, bà bảo vợ chồng em có khả năng kinh tế thì để lại nhà cho con anh hai vì anh hai không đủ điều kiện mua đất cho con, là cháu đích tôn nên ở nhà thờ và còn nợ ngân hàng bao nhiêu năm thì để đó anh hai trả tiếp. Vợ chồng đã thoả hiệp bằng cách bán 1 miếng đất thổ cư lúc đầu vợ chồng em mua định xây nhà ở trước khi mẹ chồng lên tiếng cho nhà (lúc mua cách đây 3 năm giá 150tr giờ bán 100tr và cho nợ trả từ từ). E sợ để lâu, có khi vợ chồng em phải trắng tay. Nên muốn hỏi là nếu xảy ra tranh chấp, mẹ chồng em cho đất người con khác thì vợ chồng em có thể lấy lại được tiền mà vợ chồng em bỏ ra xây nhà hay không?
Hoặc nếu mẹ chồng em có mất, không có di chúc, nhà đất bị tranh chấp, thì vợ chồng e có được lấy lại tiền xây nhà và có khả năng giành được quyền ở nhà này hay không?


Luật sư Luật Dân sự – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 17/07/2019

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề đòi lại nhà và chi phí xây dựng trên đất được hứa cho

  • Bộ luật dân sự 2015

3./ Luật sư trả lời câu hỏi Xây nhà trên đất được hứa cho thì có khả năng giành quyền ở nhà không?

Trong trường hợp này của bạn, như bạn chia sẻ thì đây là phần đất của bố mẹ chồng, trước đây mẹ chồng bạn có hứa cho đất hai vợ chồng bạn nên 2 vợ chồng đã dùng số tiền đi vay ngân hàng để xây dựng nhà ở. Hiện nay, mẹ chồng bạn đổi ý không muốn cho vợ chồng bạn toàn bộ mảnh đất. Bạn băn khoăn liệu có lấy lại được số tiền mà mình đã bỏ ra để xây nhà hay không?

Theo Điều 459 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về tặng cho bất động sản như sau:

“1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

  1. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”.

Như bạn cung cấp thông tin thì việc bạn được hứa cho đất nhưng không có giấy tờ gì thì việc tặng cho này không được pháp luật công nhận. Theo Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng dân sự vô hiệu: “Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu”. 

Theo Khoản 2 Điều 117 Bộ luật dân sự quy định điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự như sau:  “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.

Như vậy, trong trường hợp này, hợp đồng tặng cho đất đai phải được lập thành văn bản và phải được công chứng hoặc chứng thực theo quy định; tức là đảm bảo yếu tố hình thức của hợp đồng tặng cho này. Vì vậy, hợp đồng tặng cho bằng lời mà không có giấy tờ gì như trường hợp của bạn thì đây là hợp đồng bị vô hiệu.

Theo Điều 131 Bộ luật dân sự quy định hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

“1.Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3.Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4.Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5.Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định”.

Do việc hứa cho nhà chỉ nói bằng miệng, chưa thực hiện các thủ tục pháp lý như tách sổ đỏ; thủ tục tặng được thực hiện tại phòng công chứng và sang tên mảnh đất hoặc ngôi nhà cho vợ chồng bạn.

Như vậy, xét về mặt sở hữu thì mẹ chồng bạn vẫn là chủ sở hữu nhà và quyền sử dụng đất đối với ngôi nhà được xây dựng trên mảnh đất đó. Tuy nhiên, vợ chồng bạn chỉ có quyền đòi lại tài sản là số tiền mà vợ chồng đã đóng góp vào việc xây dựng ngôi nhà nói trên với điều kiện là phải chứng minh được những chi phí đó và được mẹ chồng bạn công nhận những đóng góp đó của vợ chồng bạn. Nếu bạn không có giấy tờ gì ghi nhận việc bạn dùng số tiền đi vay ngân hàng để xây nhà ở trên đất bố mẹ vợ hứa cho thì bạn chỉ có thể xin những văn bản xác nhận của những người sống xung quanh khu vực đó, xác nhận của những người có liên quan đến căn nhà, phần đất hay xác nhận của cơ quan địa chính xã, hồ sơ, bản đồ địa chính ghi nhận như nào về vấn đề này để cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191