Câu hỏi của khách hàng: Xin nghỉ việc có được giải quyết lương tháng và Bảo hiểm trước khi nghỉ không
Mong anh chị tư vấn giúp em các thắc mắc sau:
Về Luật Lao Động : Em làm việc cho 1 công ty tư nhân từ tháng 12/2018 ,thử việc 2 tháng và đã kí hợp đồng chính thức, đến nay do công việc áp lực, đòi hỏi kiêm nhiệm quá khả năng nên em có ý định nghỉ việc. Vậy giờ em xin nghỉ thì công ty có giải quyết lương tháng 02/2019 và các ngày làm viec của tháng 03/2019 không. Và có cần thiết đòi công ty làm sổ Bảo hiểm xã hội không. Vì công ty có nhiều nhân viên xin nghỉ mà công ty ko giải quyết lưong cho họ thỏa đáng nên em khá bối rối, lo lắng .
Luật sư Luật lao động – Tư vấn trực tuyến gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 11/07/2019
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề tiền lương và bảo hiểm khi nghỉ việc
Bộ luật lao động năm 2012;
Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
3./ Luật sư trả lời giải quyết tiền lương và bảo hiểm cho người lao động khi nghỉ việc
Theo thông tin bạn đã cung cấp và dựa trên căn cứ của pháp luật, chúng tôi đưa ra quan điểm tư vấn như sau: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động dựa trên các nội dung mà hai bên bàn bạc, thống nhất và đi đến ký kết. Sau khi hợp đồng có hiệu lực các bên sẽ phải tuân thủ mọi điều khoản của hợp đồng và thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với bên còn lại.
Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012:
“Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”
Theo thông tin, bạn cung cấp bạn bắt đầu làm việc từ tháng 12/2018 và thử việc trong vòng 02 tháng tức là lương tháng 02/2019 sẽ được tính vào lương thử việc của bạn và ngày các ngày làm việc của tháng 03/2019. Trong trường hợp này, công ty vẫn phải trả lương cho bạn theo đúng quy định của pháp luật là 85% lương thử việc. Tuy nhiên, bạn đã ký hợp đồng làm việc chính thức với công ty thì ngoài việc phải tuân theo quy định của pháp luật thì bạn sẽ phải thực hiện theo đúng nội dung hợp đồng lao động mà các bên đã ký kết.
Trường hợp bạn muốn chấm dứt hợp đồng phải thông báo trước cho công ty và được sự đồng ý từ công ty. Như vậy, nếu công ty không đồng ý, bạn tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ phải chịu mức phạt vi phạm trong điều khoản của hợp đồng. Mặt khác, bạn đưa ra lý do vì công việc quá nhiều nếu chứng minh được công việc mà bạn phải làm thực tế nằm ngoài sự thỏa thuận trong nội dung hợp đồng hoặc thuộc các điều khoản quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động năm 2012 thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà bên công ty vẫn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với bạn.
“Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
1.Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
………………………………………………………………………………………………….”
Còn về vấn đề bảo hiểm xã hội, theo quy định của pháp luật nếu bạn đã thực hiện việc kê khai tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội tại công ty thì công ty sẽ tiến hành làm sổ bảo hiểm cho bạn và đồng thời nhận sổ bạn phải báo để công ty làm thủ tục báo giảm lao động tham gia bảo hiểm xã hội nếu bạn nghỉ làm tại công ty. Còn trường hợp bạn nghỉ việc mà chưa đăng ký tham gia bảo hiểm thì công ty sẽ không tiến hành làm sổ bảo hiểm xã hội.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.