Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Mẹ chồng có quyền đòi nhà không cho con dâu ở không
Tôi và chồng tôi kết hôn năm 2009, hiện nay tôi và chồng đang cãi nhau đã được 6 tháng, chồng tôi đã bỏ ra ngoài ở và ly thân, tôi vẫn ở nhà chăm sóc cháu trai con của tôi và anh ấy, tuy nhiên hơn 1 tuần nay tôi bị mẹ chồng tôi liên tục chửi bới và đuổi tôi ra khỏi nhà, như vậy có đúng không thưa luật sư?
Luật sư Tư vấn Mẹ chồng có quyền đòi nhà không cho con dâu ở không – Trực tuyến, Mọi lúc, Mọi nơi – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Để đảm bảo cho thắc mắc của quý khách được giải quyết nhanh chóng và chính xác nhất, quý khách vui lòng gọi điện theo số điện thoại trên để trao đổi trực tiếp cùng các Luật sư của công ty, chúng tôi sẽ ngay lập tức tháo gỡ và hướng dẫn quý khách các biện pháp an toàn nhằm xử lý tình huống pháp lý. Mặt khác, với mục đích thuận tiện cho việc quý khách hàng có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung các cuộc trao đổi, câu hỏi thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Rất mong những nội dung này sẽ giúp cho cuộc trao đổi có hiệu quả nhất và dễ dàng hơn cho những người có vướng mắc tương tự!
Đối với câu hỏi của quý khách, dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 13 tháng 11 năm 2017
2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
Bộ luật Dân sự 2015
3./ Luật sư trả lời
Căn cứ vào Điều 166 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đòi lại tài sản như sau:
“Điều 166. Quyền đòi lại tài sản
1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.”
Dựa vào căn cứ pháp lý nêu trên, quyền đòi lại tài sản là quyền của chủ sở hữu tài sản và chủ thể có quyền khác đối với tài sản đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
Việc chiếm hữu, sử dụng, được lợi từ tài sản được coi là có căn cứ pháp luật được hiểu như sau:
– Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
– Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
– Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
– Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
Việc chiếm hữu tài sản không thuộc các trường hợp được nêu ở trên là việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Như vậy, xét với thắc mắc nêu trên về việc mẹ chồng có được quyền đòi lại nhà không cho con dâu ở hay không cần phải xét đến quyền của mẹ chồng và con dâu đối với tài sản đó.
Trên đây là tư vấn của Luật sư đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc có tình tiết pháp lý, hồ sơ, chứng cứ mới hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN