Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Con lừa bố mẹ ký hồ sơ, giấy tờ để chiếm tài sản có bị pháp luật trừng trị
Tôi có 3 người con trai, do gia đình không biết cách giáo dục nên chúng không đi theo đường ngay lẽ phải, hiện 1 đứa đang lãnh án đánh bạc 2 năm, 1 đứa đi làm xa tại Quảng Ninh và 1 đứa đã lấy vợ nhưng kinh doanh ghi lô đề đá banh, chồng tôi đã mất sớm nên việc nhà một mình tôi quán xuyến, vừa rồi khi người con thứ 2 về nhờ tôi ký một số giấy tờ và nói để nó xin việc, tôi không nghi ngờ nên đã ký mà không đọc, thực ra mắt tôi cũng không còn nhìn rõ nữa nên không thể đọc được, khoảng 1 tháng sau, khi cán bộ phường xuống đo đạt và nói nhà tôi đã sang tên toàn bộ cho người con trai thứ 2, tôi mới biết sự tình, tôi hoàn toàn không có ý định đó, tôi muốn chia đều cho tất cả các con theo ý nguyện của chồng tôi, tôi muốn nhờ cơ quan pháp luật giải quyết để lấy lại đất bỏ giấy tờ mà con tôi lừa tôi ký liệu có được không các bác luật sư!
Luật sư Tư vấn Con lừa bố mẹ ký hồ sơ, giấy tờ để chiếm tài sản có bị pháp luật trừng trị – Trực tuyến, Mọi lúc, Mọi nơi – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Để đảm bảo cho thắc mắc của quý khách được giải quyết nhanh chóng và chính xác nhất, quý khách vui lòng gọi điện theo số điện thoại trên để trao đổi trực tiếp cùng các Luật sư của công ty, chúng tôi sẽ ngay lập tức tháo gỡ và hướng dẫn quý khách các biện pháp an toàn nhằm xử lý tình huống pháp lý. Mặt khác, với mục đích thuận tiện cho việc quý khách hàng có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung các cuộc trao đổi, câu hỏi thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Rất mong những nội dung này sẽ giúp cho cuộc trao đổi có hiệu quả nhất và dễ dàng hơn cho những người có vướng mắc tương tự!
Đối với câu hỏi của quý khách, dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 16 tháng 10 năm 2017
2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
– Bộ luật Hình sự 2015
3./ Luật sư trả lời
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhầm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó
– Căn cứ điều 174 – Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Vì vậy, ở trong trường hợp này, nếu thực sự chứng minh được người con có hành vi lừa dối (lừa bố mẹ ký hồ sơ, giấy tờ) để chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật tại điều 174 – Bộ luật Hình sự 2015.
Trên đây là tư vấn của Luật sư đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc có tình tiết pháp lý, hồ sơ, chứng cứ mới hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN