Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Đòi nợ thuê có phải là tội phạm
Mong công ty luật và các luật sư trả lời cho em biết đòi nợ hộ người khác để được trả tiền thì có phải là tội phạm không? Quy định của pháp luật việt nam hình phạt về trường hợp này thế nào?
Luật sư Tư vấn Đòi nợ thuê có phải là tội phạm – Trực tuyến, Mọi lúc, Mọi nơi – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Để đảm bảo cho thắc mắc của quý khách được giải quyết nhanh chóng và chính xác nhất, quý khách vui lòng gọi điện theo số điện thoại trên để trao đổi trực tiếp cùng các Luật sư của công ty, chúng tôi sẽ ngay lập tức tháo gỡ và hướng dẫn quý khách các biện pháp an toàn nhằm xử lý tình huống pháp lý. Mặt khác, với mục đích thuận tiện cho việc quý khách hàng có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung các cuộc trao đổi, câu hỏi thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Rất mong những nội dung này sẽ giúp cho cuộc trao đổi có hiệu quả nhất và dễ dàng hơn cho những người có vướng mắc tương tự!
Đối với câu hỏi của quý khách, dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 24 tháng 10 năm 2017
2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
– Nghị định 104/2007/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đòi nợ
– Thông tư 110/2007/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 104/2007/NĐ-CP
3./ Luật sư trả lời
Pháp luật hiện hành công nhận “đòi nợ thuê” như một loại dịch vụ tại Nghị định 104/2007/NĐ-CP. Nói cách khác, “đòi nợ thuê” không phải tội phạm, nó được công nhận là dịch vụ “đòi nợ”, một dịch vụ có tính chất đặc biệt, được pháp luật công nhận và điều chỉnh.
Nghị định nêu trên đã quy định khá chặt chẽ về điều kiện kinh doanh dịch vụ đòi nợ cũng như quyền và nghĩa vụ của bên kinh doanh dịch vụ. Theo đó, bạn có thể lưu tâm một số vấn đề sau:
Thứ nhất, ai được phép thực hiện hoạt động dịch vụ đòi nợ? Dưới đây là xét đối tượng quản lý hoạt động doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ và người lao động trực tiếp thực hiện dịch vụ
Nghị định 104/2007/NĐ-CP, Điều 14. Điều kiện về tiêu chuẩn đối với người quản lý và giám đốc chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ là: Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh; Không có tiền án.
Nghị định 104/2007/NĐ-CP, Điều 15. Điều kiện về tiêu chuẩn đối với người lao động trong hoạt động dịch vụ đòi nợ là: Người lao động được tuyển dụng theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động thời hạn từ sáu tháng trở lên; Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; Có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên thuộc một trong các ngành: kinh tế, quản lý, pháp luật, an ninh à Không có tiền án.
Nghị định này quy định tại Khoản 2, Điều 11. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động dịch vụ đòi nợ đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đòi nợ:
– Không được thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện các hoạt động, hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, quyền tự do cá nhân, quyền tài sản và các quyền dân sự khác của khách nợ, chủ nợ và tổ chức, cá nhân khác liên quan;
– Sử dụng các thông tin có được từ hoạt động dịch vụ đòi nợ gây bất lợi tới chủ nợ và khách nợ để phục vụ cho các mục đích khác ngoài nội dung được ủy quyền hoặc tiết lộ những thông tin đó cho tổ chức, cá nhân khác trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Thực hiện các hoạt động, hành vi vượt quá quyền được pháp luật công nhận hoặc vượt quá phạm vi đã được chủ nợ hoặc khách nợ ủy quyền;
– Đại diện đồng thời cho cả chủ nợ và khách nợ để xử lý cùng một khoản nợ.
Qua các căn cứ trên, mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn về loại hình dịch vụ này.
Trên đây là tư vấn của Luật sư đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc có tình tiết pháp lý, hồ sơ, chứng cứ mới hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN