Khi nào nhà ở bắt buộc phải phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Khi nào nhà ở bắt buộc phải phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ

Nhà tôi hơi cũ rồi, đã xây dựng được 20 năm rồi, nhà xung quanh họ xây mới cả, nhưng nhà tôi không đủ tiền để xây dựng sửa sang lại, qua mấy đợt mưa bão vừa rồi, có một số hàng xóm báo cáo là nhà tôi gây nguy hiểm cho họ, tôi xin hỏi liệu tôi có bị cưỡng chế phá dỡ nhà không, điều kiện kinh tế tôi khá khó khăn nên nếu phá chắc cả nhà không còn chỗ ở.


Khi nào nhà ở bắt buộc phải phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ
Khi nào nhà ở bắt buộc phải phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ

Luật sư Tư vấn Khi nào nhà ở bắt buộc phải phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ – Trực tuyến, Mọi lúc, Mọi nơi – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Để đảm bảo cho thắc mắc của quý khách được giải quyết nhanh chóng và chính xác nhất, quý khách vui lòng gọi điện theo số điện thoại trên để trao đổi trực tiếp cùng các Luật sư của công ty, chúng tôi sẽ ngay lập tức tháo gỡ và hướng dẫn quý khách các biện pháp an toàn nhằm xử lý tình huống pháp lý. Mặt khác, với mục đích thuận tiện cho việc quý khách hàng có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung các cuộc trao đổi, câu hỏi thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Rất mong những nội dung này sẽ giúp cho cuộc trao đổi có hiệu quả nhất và dễ dàng hơn cho những người có vướng mắc tương tự!

Đối với câu hỏi của quý khách, dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 09 tháng 10 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Luật nhà ở 2014

3./ Luật sư trả lời

Nhà ở phải buộc phá dỡ trong các trường hợp sau:

– Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập, đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.

– Nhà chung cư bị hư hỏng mà chưa thuộc diện bị phá dỡ nhưng nằm trong khu vực phải thực hiện cải tạo, xây dựng đồng bộ với khu nhà ở thuộc diện bị phá dỡ theo quy định tại khoản 1 Điều 110 luật nhà ở 2014 theo quy hoạch xây dựng được phê duyệt.

– Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Nhìn chung, nhà ở không đảm bảo an toàn, nhà ở thuộc diện bị giải tỏa, nhà ở xây trái quy định pháp luật là những trường hợp buộc phải phá dỡ để đảm bảo các điều kiện an toàn, an ninh, trật tự xã hội, đảm bảo việc thực hiện các chính sách nhà nước về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội. Chủ sở hữu, người đang quản lý, sử dụng nhà ở, chủ đầu tư tùy thuộc vào từng trường hợp là những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phá dỡ nhà ở. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc phá dỡ nhà ở trên địa bàn.

Trong trường hợp nhà ở thuộc diện bắt buộc phải phá dỡ mà người có trách nhiệm phá dỡ không thực hiện nghĩa vụ phá dỡ thì cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện cưỡng chế phá dỡ. Vấn đề cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định tại Điều 95 Luật nhà ở 2014 sau đây:

Điều 95. Cưỡng chế phá dỡ nhà ở

1. Trường hợp nhà ở phải phá dỡ theo quy định tại Điều 92 của Luật này mà chủ sở hữu nhà ở, chủ đầu tư công trình hoặc người đang quản lý, sử dụng không tự nguyện thực hiện việc phá dỡ nhà ở thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở.

2. Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà ở để thu hồi đất quy định tại khoản 3 Điều 92 của Luật này, phá dỡ nhà ở riêng lẻ quy định tại các khoản 1, 4 và 5 Điều 92 của Luật này;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp phá dỡ nhà chung cư quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 92 của Luật này.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức cưỡng chế phá dỡ nhà ở theo quyết định cưỡng chế phá dỡ nhà ở quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Kinh phí cưỡng chế phá dỡ nhà ở được quy định như sau:

a) Chủ sở hữu nhà ở hoặc người đang quản lý, sử dụng nhà ở hoặc chủ đầu tư công trình phải chịu chi phí cưỡng chế phá dỡ và các chi phí có liên quan đến việc phá dỡ;

b) Trường hợp chủ sở hữu nhà ở, người đang quản lý, sử dụng nhà ở, chủ đầu tư công trình không chi trả thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp cưỡng chế tài sản để bảo đảm kinh phí cho việc phá dỡ.

      Trên đây là tư vấn của Luật sư đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc có tình tiết pháp lý, hồ sơ, chứng cứ mới hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN


 

1900.0191