Mua điện thoại trả góp nhưng không trả lãi có được không

Mua điện thoại trả góp nhưng không trả lãi có được không
Mua điện thoại trả góp nhưng không trả lãi có được không

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Mua điện thoại trả góp nhưng không trả lãi có được không

Luật sư Tư vấn Mua điện thoại trả góp nhưng không trả lãi có được không. – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN. Đối với câu hỏi này, dựa trên những thông tin mà khách hàng cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 11 tháng 12 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật Dân sự 2015.

3./ Luật sư trả lời

Trả góp là phương thức cho vay tiền mà các kỳ trả nợ gốc và lãi trùng nhau. Số tiền trả nợ của mỗi kỳ là bằng nhau theo thỏa thuận (hợp đồng) và số lãi được tính dựa trên số dư nợ gốc và thời hạn thực tế của kỳ hạn trả nợ.

Trả góp là một hình thức mua trả chậm, trả dần theo quy định tại Điều 453 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự này như sau:

Điều 453. Mua trả chậm, trả dần

1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Bản chất hợp đồng trả góp vẫn là một hợp đồng dân sự, trên cơ sở này, các bên tham gia giao kết hợp đồng phải thực hiện nghĩa vụ các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng để đảm bảo quyền lợi của bên kia.

Như đã nêu ở trên, hình thức mua bán trả góp thường phát sinh thêm một khoản lãi được tính trên số dư nợ gốc và kỳ hạn trả nợ, do vậy bên trả góp có phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo quy định tại Điều 280 Bộ luật Dân sự 2015:

Điều 280. Thực hiện nghĩa vụ trả tiền

1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.

2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, trong trường hợp bạn với bên nhận trả góp đã thỏa thuận việc trả góp sẽ phát sinh lãi thì bạn có nghĩa vụ phải trả lãi cho bên nhận trả góp, nếu hai bên không có thỏa thuận về việc trả lãi thì bạn không có nghĩa vụ trả lãi. Ngoài ra, nếu bạn có nghĩa vụ trả lãi mà không trả thì phía nhận trả góp có quyền khởi kiện ra TAND yêu cầu bạn thực hiện nghĩa vụ này.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật LVN đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để được giải đáp nhanh nhất.

Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty luật LVN

1900.0191