Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Nhà 1 mẹ 1 con có phải đi nghĩa vụ quân sự
Tôi vừa nhận được giấy gọi nhập ngũ, nhà tôi chỉ có 2 mẹ con, bố tôi đã mất từ lâu, toàn bộ gia đình đều do tôi gánh vác vậy tôi có cần phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Luật sư Tư vấn Nhà 1 mẹ 1 con có phải đi nghĩa vụ quân sự – Trực tuyến, Mọi lúc, Mọi nơi – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Để đảm bảo cho thắc mắc của quý khách được giải quyết nhanh chóng và chính xác nhất, quý khách vui lòng gọi điện theo số điện thoại trên để trao đổi trực tiếp cùng các Luật sư của công ty, chúng tôi sẽ ngay lập tức tháo gỡ và hướng dẫn quý khách các biện pháp an toàn nhằm xử lý tình huống pháp lý. Mặt khác, với mục đích thuận tiện cho việc quý khách hàng có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung các cuộc trao đổi, câu hỏi thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.
Rất mong những nội dung này sẽ giúp cho cuộc trao đổi có hiệu quả nhất và dễ dàng hơn cho những người có vướng mắc tương tự!
Đối với câu hỏi của quý khách, dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý
Ngày 27 tháng 10 năm 2017
2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng
Luật nghĩa vụ quân sự 2015;
Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP
3./ Luật sư trả lời
Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật nghĩa vụ quân sự.
Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm: (Điều 12 LNVQS 2015)
– Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên;
– Công dân nữ đủ 18 tuổi trở lên có ngành, nghề nghiệp chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.
Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự gồm: (Điều 13 LNVQS 2015)
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ; quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
– Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
– Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trong nhân dân.
Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự gồm: (Điều 14 LNVQS 2015)
– Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính (Xem chi tiết tại văn bản ban hành kèm theo thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP)
Thấy rằng, nhà một mẹ một con không phải là căn cứ không được đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự; do đó, chỉ khi thuộc các đối tượng được quy định tại Điều 13, 14 LNVQS 2015 thì anh/ chị mới không phải đi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, lưu ý rằng với các đối tượng được quy định tại Điều 13 LNVQS 2015, nếu hết thời hạn áp dụng các biện pháp khiến người đó trở thành đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự thì người này vẫn phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Trên đây là tư vấn của Luật sư đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc có tình tiết pháp lý, hồ sơ, chứng cứ mới hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.
Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN