Truy đuổi cướp gây tai nạn có phải chịu trách nhiệm

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Truy đuổi cướp gây tai nạn có phải chịu trách nhiệm

Tôi sống tại quận 3 thành phố hồ chí minh, hôm qua khi đang lưu thông trên đường thì tôi nghe thấy nhiều âm thanh hô cướp và tiếng xe rú ga, trong khi luống cuống tạt vào lề đường tôi bị xô mạnh từ phía sau khiến tôi và xe bị đổ, tôi bị xây xát chân, còn xe thì vỡ yếm, vỡ đèn xi nhan và đèn hậu, tôi muốn hỏi tôi có được bồi thường trong trường hợp này không, người truy đuổi thấy nhân dân họ bảo là công an hóa trang thường phục.


Truy đuổi cướp gây tai nạn có phải chịu trách nhiệm
Truy đuổi cướp gây tai nạn có phải chịu trách nhiệm

Luật sư Tư vấn Truy đuổi cướp gây tai nạn có phải chịu trách nhiệm – Trực tuyến, Mọi lúc, Mọi nơi – Gọi 1900.0191

Công ty Luật LVN

Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua. Để đảm bảo cho thắc mắc của quý khách được giải quyết nhanh chóng và chính xác nhất, quý khách vui lòng gọi điện theo số điện thoại trên để trao đổi trực tiếp cùng các Luật sư của công ty, chúng tôi sẽ ngay lập tức tháo gỡ và hướng dẫn quý khách các biện pháp an toàn nhằm xử lý tình huống pháp lý. Mặt khác, với mục đích thuận tiện cho việc quý khách hàng có thể theo dõi cũng như xem lại nội dung tư vấn của chúng tôi, bộ phận Tư vấn pháp luật đã biên tập lại nội dung các cuộc trao đổi, câu hỏi thành các Ấn bản thông tin pháp luật miễn phí và đăng tải trên website: wikiluat.com và luatlvn.com.

Rất mong những nội dung này sẽ giúp cho cuộc trao đổi có hiệu quả nhất và dễ dàng hơn cho những người có vướng mắc tương tự!

Đối với câu hỏi của quý khách, dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm xảy ra tình huống pháp lý

Ngày 16 tháng 10 năm 2017

2./ Cơ sở văn bản Pháp Luật áp dụng

Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

Điều 138, Điều 139 , Luật hình sự năm 2015

3./ Luật sư trả lời

Theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009:
Điều 16. Tình thế cấp thiết
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Như vậy, nếu tình thế lúc đó tên cướp đã và đang gây nguy hiểm hoặc đe dọa lợi ích của nhân dân trong một giới hạn nhất định thì các cán bộ công an chức năng có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn phù hợp, nếu những biện pháp ngăn chặn này gây thiệt hại thấp hơn mức đe dọa mà tên cướp gây ra thì hành vi sẽ không bị coi là tội phạm, việc bồi thường sẽ do tên cướp khi bị bắt chịu trách nhiệm hoặc do nhà nước chịu trách nhiệm, người áp dụng các biện pháp ngăn chặn không phải chịu trách nhiệm.
Còn nếu thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ Điều 138 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Tại điều 138, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định người vô ý gây thương tích mà tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% thì chỉ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Và từ khoản 2 Điều 138 quy định với tỉ lệ tổn thương cơ thể nặng hơn và khung hình phạt là từ 3 tháng đến 2 năm

Thêm vào đó , Điều 139 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp :

1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 nămhoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

3. Phạm tội đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

      Trên đây là tư vấn của Luật sư đối với trường hợp của quý khách. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc có tình tiết pháp lý, hồ sơ, chứng cứ mới hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số: 1900.0191 để có thể được giải đáp nhanh nhất.

Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật – Công ty Luật LVN


 

1900.0191