Chung bằng khoán đất đem cầm ngân hàng không thông báo

Câu hỏi của khách hàng: Hai người có chung bằng khoán đất nhưng một người đem cầm ngân hàng không thông báo, giờ có thể lấy lại không?

Luật sư tư vấn hộ em ạ. 
Gia đình ông A và ông B có chung 1 bằng khoán đất. Nhưng ông A lấy bằng khoán đo đi vay ngân hàng không hỏi ý kiến của ông B. Vậy ông B muốn lấy bằng khoán đó lại để tách riêng ra thì có thể được không ạ? Muốn làm thì làm như thế nào ạ. 
Em đang gấp mong mọi người tư vấn ạ

Luật sư Tư vấn – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề bằng khoán đất đai

  • Luật Đất đai 2013
  • Bộ Luật Dân sự 2015

2./ Luật sư trả lời

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

Thứ nhất, theo căn cứ khoản 2 Điều 98 Luật đất đai quy định về nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Khoán đất đứng tên cả A và B. Tức cả A và B đều có quyền và lới ích ngang nhau với khoán đất, nên nếu có việc chuyển giao tặng, cho, mua bán,… khoán đất này thì cần sự đồng ý của cả A và B. Vì vậy việc A lấy bằng khoán đi vay ngân hàng mà không có sự đồng ý của B là không đúng với các quy định của luật mà cụ thể là theo Điều 218 Bộ luật dân sự 2015:

“2. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật. “

Thứ hai, B hoàn toàn có thể tách riêng.

Về việc tách sổ đỏ, tách thửa đất thì theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của lụật đất đai: “Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc người có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư”.

Như vậy, để có thể tách riêng thì B trước hết B cần có sự đồng ý của đồng chủ sở hữu là ông A.

Sau khi được sự đồng ý của ông A, thì B tiến hành các thủ tục như sau.

Trước hết ông B cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bào gồm:

1. Đơn đề nghị tách thửa  theo Mẫu số 11/ĐK;

2. Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã c

2. Bản sao có chứng thực CMND, thẻ căn cước, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị tương đương.

Ông B sẽ nộp bản hồ sơ này cho Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Về thời hạn giải quyết:

“Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính phải trả cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.”

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191