Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Những biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trên thực tế?
Tôi có cho 1 người vay số tiền là hơn 100 triệu đồng, nhưng giờ người này lấy lý do không có tiền để không trả tôi, tôi đã đòi nhiều lần nhưng không được dù gia đình tôi có việc nên rất cần đến tiền, tôi có tìm hiểu thì biết người này cũng chẳng có tài sản gì giá trị cả, vậy giờ nếu tôi kiện ra tòa thì liệu tòa có những biện pháp thi hành án nào hiệu quả để giúp tôi lấy lại được tiền không?
Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 30 tháng 05 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề các biện pháp thi hành án
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
- Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014
3./ Luật sư tư vấn
Khi tiến hành giải quyết vụ án dân sự, Tòa án cho các bên tự thỏa thuận về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ cụ thể như thời gian trả nợ có thể kéo dài và trả dần mỗi tháng một số tiền nhất định sau đó Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó của các bên và ra bản án/quyết định công nhận. Các bên tự nguyện thực hiện theo thỏa thuận trả nợ đã được Tòa án công nhận. Trường hợp các bên không thỏa thuận được hoặc bên có nghĩa vụ không tự nguyện thi hành án, Tòa án ra bản án/quyết định theo quy định pháp luật. Bản án/quyết định sau khi có hiệu lực được chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự để thực hiện thi hành án. Theo đó, các biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự mà cơ quan thi hành án có thể áp dụng bảo gồm như sau:
Căn cứ Điều 71 Luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014, các biện pháp cưỡng chế thi hành án có thể áp dụng bao gồm:
1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Theo đó, trường hợp các bên không thỏa thuận được và/hoặc bên có nghĩa vụ không tự nguyên thực hiện nghĩa vụ theo bản án/quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, cơ quan thi hành án có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế thi hành án nêu trên.
Như vậy, trường hợp này, trong quá trình giải quyết của Tòa, anh/chị có thể thỏa thuận với bên kia về việc trả nợ theo nội dung nêu trên. Trường hợp phải thực hiện bản án/quyết định thông qua cơ quan thi hành án dân sự mà người có nghĩa vụ trả nợ không có tài sản có thể kê biên trả nợ, cơ quan thi hành án có thể áp dụng biện pháp khấu trù vào tiền lương hàng tháng nếu xác minh được khoản thu nhập hàng tháng của người đó hoặc biện pháp khác theo quy định pháp luật nêu trên.
Với những tư vấn về câu hỏi Những biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự trên thực tế, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Bài liên quan:
- Công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cần tối thiểu bao nhiêu vốn
- Mẫu Báo cáo hành vi vi phạm kỷ luật
- Vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo
- Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
- Gửi đơn tố cáo ngoại tình tới đâu
- 2 văn phòng đại diện cùng nước được không
- Tự ý xông vào nhà người khác phạm tội gì
- Mẹ đi làm xa thì bác có đăng ký giám hộ cho cháu được không
- Chuyển từ làn thẳng sang làn đi thẳng và rẽ có phạm luật
- Trầm cảm có được miễn đi nghĩa vụ không