Những đồ tự vệ được mang trong người

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Những đồ tự vệ được mang trong người?

Các anh chị trong nhóm có hiểu biết về luật giúp em với.
E là sinh viên học xa nhà, em hay đi làm thêm về muộn. Hiện tại, em mong muốn tìm một dụng cụ mang theo để tự vệ, phòng khi đi bất trắc trên đường về.
E có đọc sơ qua về luật thì thấy quy định rất chồng chéo, và chỉ cho phép sử dụng đồ tự vệ là 1 vật trang chí trong nhà.


Luật sư Tư vấn Luật Hình sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 22 tháng 05 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề 

  • Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
  • Nghị định số 25/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

3./ Luật sư tư vấn

Hiện nay, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 chưa có hiệu lực (sẽ có hiệu lực từ 01/07/2018), do đó, việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ được thực hiện theo pháp lệnh về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổi và công cụ hỗ trợ 2011. Việc trang bị và mang theo người vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ nhằm tự vệ cần đảm bảo quy định về quản lý, sử dụng đối với vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như sau:

Căn cứ Điều 3 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 sửa đổi, bổ sung năm 2013, vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ bao gồm:

1. Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.

2.Vũ khí quân dụng gồm:

a) Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;

b) Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự;

c) Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ;

d) Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.

3.Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.

4.Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.

5.Vũ khí thể thao là súng và các loại vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.

6.Vật liệu nổ gồm thuốc nổ và các phụ kiện nổ.

7.Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.

8.Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, kinh tế, dân sinh.

9.Công cụ hỗ trợ gồm:

a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;

b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

c) Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;

d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;

đ) Động vật nghiệp vụ.

10.Tiền chất thuốc nổ là hóa chất trực tiếp dùng để sản xuất thuốc nổ được quy định trong danh mục tiền chất thuốc nổ của Chính phủ ban hành.

Một số hành vi bị nghiêm cấm với các vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ nêu trên được quy định tại Điều 5 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 sửa đổi, bổ sung 2013 như sau:

– Cá nhân sở hữu vũ khí, trừ vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh này.

– Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

– Lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Bên cạnh đó, Căn cứ Điều 14 Nghị định 25/2012/NĐ-CP, Cá nhân chỉ được sở hữu vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo hoặc được gia truyền theo phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc.

Ngoài ra, Từ 01/07/2018, Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 2017 có hiệu lực, theo đó Nhà nước nghiêm cấm Cá nhân sở hữu vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trừ vũ khí thô sơ là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo.

Như vậy, anh/chị không có quyền sở hữu các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, ngoại trừ vũ khí thô sơ như: dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ, là hiện vật để trưng bày, triển lãm, đồ gia bảo hoặc được gia truyền theo phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, trên cơ sở công dân được làm những điều mà pháp luật không cấm, nên ngoài các đồ vật, thiết bị, công cụ có tính chất là vũ khí, vật liệu nổ, công cũ hỗ trợ bị nghiêm cấm sử dụng nêu trên, anh/chị có thể dùng các công cụ hoặc biện pháp khác để tự bảo vệ chính mình.

Với những tư vấn về câu hỏi Những đồ tự vệ được mang trong người, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Bài liên quan:

1900.0191