Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Con riêng bắt cha mẹ phải cho tài sản thì có hiệu lực pháp luật không?
Cha tôi có một người con riêng ở ngoài, như vậy tôi và người đó là cùng cha khác mẹ, cha tôi có tất cả 4 mảnh đất do khi sinh thời đã khai hoang canh tác và mua lại của người khác, giờ đã có sổ đỏ là đất ở, hiện nay ông đã ngoài 90 nên trí não đã có vấn đề, nhiều lúc quên nhớ và không làm chủ được hành vi, người con này lợi dụng việc đó đã đưa trộm cha tôi đi vài ngày nói là du lịch nhưng thực chất là đưa cha ra văn phòng công chứng ép chuyển quyền đất dưới dạng tặng cho, sau khi về qua trao đổi chúng tôi được biết cha không đồng ý với việc cho đó nhưng lúc nhớ lúc quên và không xác định được, như vậy việc tặng cho này có hiệu lực pháp luật không?
Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 01 tháng 06 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề hiệu lực hợp đồng do cưỡng ép
- Bộ luật Dân sự 2015
- Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
3./ Luật sư tư vấn
Giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng tặng cho nói riêng được giao kết phải phù hợp với quy định pháp luật dân sự. Đối với hợp đồng tặng cho bất động sản khi có sự cưỡng ép, hiệu lực hợp đồng được xác định như sau:
Căn cứ Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Theo đó, trong trường hợp này, nếu hợp đồng tặng cho được xác lập khi bố bạn không hoàn toàn minh mẫn và có dấu hiệu bị cưỡng ép, hợp đồng đã vi phạm điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Do đó, Căn cứ Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng này vô hiệu.
Như vậy, trường hợp này để hủy bỏ việc tặng cho đã được thực hiện công chứng, gia đình bạn cần thực hiện gửi đơn yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng đó là vô hiệu. Trên cơ sở xác định theo tình trạng của bố bạn, nếu có căn cứ cho rằng bố bạn không minh mẫn, không làm chủ được hành vi hoặc bị cưỡng ép khi thực hiện ký kết tặng cho, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Theo đó, hợp đồng tặng cho không có giá trị pháp lý dù đã được công chứng.
Với những tư vấn về câu hỏi Con riêng bắt cha mẹ phải cho tài sản thì có hiệu lực pháp luật không, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Bài liên quan:
- Tổ chức tín dụng bán nợ cho công ty quản lý tài sản VAMC, giờ tổ chức tín dụng khởi kiện thì Tòa án trả đơn là vì sao?
- Hướng dẫn về Văn bản phản tố yêu cầu khởi kiện
- Gãy ngón tay là thương tích bao nhiêu %
- Có tên cha trong giấy khai sinh nhưng cha bỏ đi từ nhỏ có đủ điều kiện dự thi quân đội không
- Có căn cứ pháp lý quy định người làm trong quân đội không được ký hợp đồng lao động với các doanh nghiệp ngoài không?
- Xin phép mở chi nhánh công ty Singapore về lĩnh vực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam?
- Lỗi vượt đèn vàng có bị phạt không ạ?
- Khác nhau về quyền tài sản của người mất năng lực hành vi và người chết
- Vướng mắc về giấy tờ của thực tập sinh đi Nhật khi tên trên giấy tờ không trùng khớp?
- Công ty thành lập tại Việt Nam, thi công công trình tại Việt Nam thì giá trị hợp đồng ghi bằng tiền Việt có sai không?