Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Hướng dẫn về “Văn bản phản tố yêu cầu khởi kiện”
Chào mọi người, có thể hướng dẫn mình viết “Văn bản phản tố yêu cầu khởi kiện” như thế nào không, và có những yêu cầu gì không hoặc những ai, trường hợp nào thì không được phản tố không ạ, thời hạn để yêu cầu phản tố là bao lâu kể từ khi biết mình bị kiện ạ?Cảm ơn mọi người !
Luật sư Tư vấn Luật Tố tụng dân sự – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 04 tháng 06 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề yêu cầu phản tố của bị đơn
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
3./ Luật sư tư vấn
Khi bị khởi kiện, bên cạnh việc cung cấp các chứng cứ chứng minh không có hành vi xâm hại của bị đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích bị xâm hại bởi chính yêu cầu của nguyên đơn trong vụ án dân sự hoặc yêu cầu của người có quyền lợi ích liên quan. Yêu cầu phản tố được chấp nhận đảm bảo các quy định pháp luật như sau:
Căn cứ Điều 200 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền yêu cầu phản tố của bị đơn như sau:
“Điều 200. Quyền yêu cầu phản tố của bị đơn
1. Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập.
2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
3. Bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.”
Như vậy, theo quy định pháp luật nêu trên, anh/chị có quyền yêu cầu phản tố với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập. Yêu cầu phản tố được chấp nhận khi nội dung phản tố thuộc các trường hợp sau:
+ Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
+ Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;
+ Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Về thời hạn yêu cầu phản tố: Kể từ khi nhận được thông báo của Tòa án về thụ lý vụ án, bị đơn có quyền gửi yêu cầu phản tố đến Tòa án đang thụ lý vụ án đến trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo thông báo của Tòa án.
Nội dung yêu cầu phản tố bao gồm các nội dung chính:
+ Ngày, tháng, năm
+ Tên Tòa án thụ lý vụ án;
+ Tên, địa chỉ nơi cư trú, thông tin liên hệ của người yêu cầu phản tố;
+ Tên, địa chỉ nơi cư trú, thông tin liên hệ của người bị yêu cầu phản tố;
+ Nội dung phản tố;
+ Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo.
Căn cứ Điều 202 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Thủ tục yêu cầu phản tố được thực hiện theo quy định về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn. Theo đó, sau khi nộp đơn yêu cầu phản tố, nếu yêu cầu phản tố hợp lệ, Tòa án sẽ ra thông báo nộp tạm ứng án phí. Sau khi bị đơn thực hiện nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí, Tòa án thực hiện thủ tục thụ lý yêu cầu phản tố và tiến hành giải quyết trong một vụ án dân sự.
Như vậy, trên cơ sở quy định nêu trên, anh/chị thực hiện việc gửi yêu cầu phản tố theo nội dung và thời hạn theo quy định và thực hiện các thủ tục, nghĩa vụ nêu trên.
Với những tư vấn về câu hỏi Hướng dẫn về “Văn bản phản tố yêu cầu khởi kiện”, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Bài liên quan:
- Con riêng bắt cha mẹ phải cho tài sản thì có hiệu lực pháp luật không
- Làm sao chứng minh 1 người có tinh thần tỉnh táo minh mẫn
- Trong hồ sơ xin ly hôn đơn phương có cần phải có Giấy tờ chứng minh nhân thân của bị đơn không?
- Trong giờ học, thầy giáo thu điện thoại của sinh viên và nhúng vào nước, vậy có thể kiện tội phá hoại tài sản không?
- Viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc có cần phải được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị không ?
- Hỏi về thủ tục làm hộ chiếu cho bé 1 tuổi ?
- Kinh nghiệm làm lại CMND do bị mất?
- Hỏi về thủ tục làm lại hộ chiếu passports do bị mất?
- Cá nhân trả đất cho Nhà nước rồi cho doanh nghiệp nước ngoài thuê lại thì trình tự, thủ tục thực hiện ra sao?
- Xin tư vấn kinh nghiệm về thủ tục, giấy tờ làm đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở Nhật Bản?