Ly hôn khi có 2 đứa con – Ly hôn khi đã có con chung – Lưu ý khi ly hôn có con chung
Ly hôn là điều không ai mong muốn nhất là khi đã có một thời gian gắn kết gia đình. Việc đã có 2 con chung phần nào sẽ làm nao núng không ít cặp vợ chồng trước quyết định ly hôn.
Vậy thủ tục ly hôn khi đã có 2 con có gì phức tạp hơn hay không?!
Dịch vụ ly hôn mà chúng tôi cung cấp:
- Bảng giá thủ tục ly hôn, chia tài sản, nuôi con rẻ nhanh trọn gói 2019
- Giá dịch vụ ly hôn trọn gói cực kỳ hấp dẫn tại Hà Nội – Nhanh, Rẻ, Dễ dàng
1. Những phát sinh khi ly hôn
+ Phát sinh yêu cầu thỏa thuận đối với con chung
Khi đã có con chung, để tiến hành thủ tục ly hôn, việc đầu tiên là phải có được sự thỏa thuận về con chung. Trong trường hợp không thể thỏa thuận cần yêu cầu Tòa án giải quyết theo pháp luật. Dưới góc độ pháp luật, quyền nuôi con thường sẽ được chia đôi mà không có sự ưu tiên nào. Để có được sự ưu tiên, đương sự cần chứng minh làm rõ điểm yếu, không đủ điều kiện của đối phương một cách thật rõ ràng.
+ Các vấn đề dẫn tới ly hôn xuất phát từ quá trình chăm sóc con được tòa án công nhận
Có con chung đòi hỏi vợ chồng phải có những nghĩa vụ và trách nhiệm tối thiểu. Lý do của việc ly hôn đôi khi cũng xuất phát từ những sự vô trách nhiệm của một bên. Và đây là lý do được Tòa án công nhận để ly hôn.
+ Lấy ý kiến con chung nếu con đã trên 7 tuổi
Nếu con chung đã đạt độ tuổi tối thiểu là 7. Khi ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành lấy ý kiến các con để xác định nguyện vọng được sống cùng cha hay mẹ. Đây là một căn cứ lớn để Tòa án cân nhắc đưa ra phán quyết của mình.
2. Lưu ý cần thực hiện
+ Xác lập những chứng cứ cần thiết để tranh chấp quyền nuôi con nếu có
Không phải lúc nào việc thỏa thuận về con cái cũng được tiến hành suôn sẻ. Vì thế, việc chuẩn bị sẵn những chứng cứ cần thiết là điều tiên quyết phải chú ý.
+ Lưu ý khi lấy ý kiến con
Khi lấy ý kiến của con chung, để tránh việc gây ảnh hưởng tới tâm lý non nớt của trẻ nhỏ. Các bậc cha mẹ cần có sự khéo léo, nhẹ nhàng từ đó xác định được mong muốn thật sự của con, xác lập văn bản, tránh tối đa sự xuất hiện của con ở Tòa án.
3. Các yêu cầu về quyền, nghĩa vụ nuôi con
+ Yêu cầu về quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con
Quyền được yêu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chung khi mình không phải người có quyền trực tiếp nuôi con. Quyền thăm nom, quyền đón đưa mà không bị ngăn cản, là những lưu ý dễ bị bỏ qua trong quá trình xử lý ly hôn.
+ Yêu cầu được cấp dưỡng hàng tháng
Quyền yêu cầu người kia cấp dưỡng. Con chung được sinh ra đã đi kèm nghĩa vụ của người cha và mẹ, việc ly hôn không thể kết thúc nghĩa vụ đó. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con hàng tháng, hàng quý, hoặc theo năm theo quy định của pháp luật.
+ Yêu cầu thực hiện tạo điều kiện cho việc học và chuyển nơi học cho con
Sau khi ly hôn, sẽ dẫn tới hậu quả cha mẹ không còn sống chung, tất nhiên quyền nuôi con được phân cho ai thì con chung sẽ đi theo người đó. Hiện trạng này gây ra khá nhiều xáo trộn trong cuộc sống thường nhật hằng ngày của con, đặc biệt là việc học hành, rèn luyện. Các bên không có quyền ngăn cản, cấm đoán quyền này.