Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Xin tư vấn kinh nghiệm về thủ tục, giấy tờ làm đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở Nhật Bản?
Mọi người ơi, cho em hỏi tí với ạ
Emm đang làm việc tại Nhật, và muốn kết hôn với một anh người Trung Quốc cũng đang ở nhật, tại vì công việc bận rộn quá nên không có nhiều thời gian để về nước, nên bọn em muốn đăng ký kết hôn tại Nhật Bản, nhưng em không rõ thủ tục phải như thế nào cả, em có xin được tờ giấy xác nhận độc thân ở địa phương rồi, nhưng chưa dịch sang tiếng Nhật hay Trung được. Chỗ em thì quá xa đại sứ quán Việt ở Nhật, mà gọi điện tới đại sứ quán thì không được.
Vậy em mong anh chị nào có kinh nghiệm hay biết gì thì chỉ giúp em với ạ, thủ tục như thế nào và cần chuẩn bị những giấy tờ gì nữa ạ. Em xin cảm ơn.
Luật sư Tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 04 tháng 06 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề thủ tục đăng ký kết hôn tại nước ngoài
- Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình
3./ Luật sư tư vấn
Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn muốn kết hôn với người nước ngoài và mọi thủ tục về việc đăng ký kết hôn được tiến hành tại nước ngoài. Với trường hợp này, bạn có thể lựa chọn việc đăng ký kết hôn tại Cơ quan đại diện Việt Nam tại Nhật Bản, hoặc Cơ quan đại diện của Trung Quốc tại Nhật hoặc tại Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn của Nhật Bản. Thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện Việt Nam của công dân Việt Nam với người nước ngoài như sau:
Trường hợp này, cả bạn và chồng bạn phải đáp ứng các điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam bao gồm: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; Không bị mất năng lực hành vi dân sự; Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, chồng bạn phải đáp ứng điều kiện kết hôn của theo pháp luật Trung Quốc khi thực hiện đăng ký kết hôn.
Căn cứ Khoản 3 Điều 19 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam với người nước ngoài như sau:
“Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, nếu việc đăng ký đó không trái với pháp luật của nước sở tại.
Trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài kết hôn với nhau thì Cơ quan đại diện thực hiện đăng ký kết hôn, nếu có yêu cầu.”
Về thủ tục đăng ký kết hôn, theo quy định từ Điều 20, 25 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, hai bạn nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại cơ quan đại diện của Việt Nam tại Nhật Bản. Hồ sơ đăng ký kết hôn bao gồm:
“Điều 20. Hồ sơ đăng ký kết hôn
1.Hồ sơ đăng ký kết hôn được lập thành 01 bộ, gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai đăng ký kết hôn của mỗi bên theo mẫu quy định;
b) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn có xác nhận tình trạng hôn nhân của công dân Việt Nam được cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó là người không có vợ hoặc không có chồng. Trường hợp pháp luật nước ngoài không quy định việc cấp giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy xác nhận tuyên thệ của người đó hiện tại không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó;
c) Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức, làm chủ được hành vi của mình;
d) Đối với công dân Việt Nam đã ly hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, người nước ngoài đã ly hôn với công dân Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì phải nộp giấy xác nhận ghi vào sổ hộ tịch việc ly hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (đối với công dân Việt Nam cư trú ở trong nước), Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Chứng nhận tạm trú (đối với người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam kết hôn với nhau).
2.Ngoài giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, bên nam, bên nữ phải nộp giấy tờ tương ứng sau đây:
a) Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến bảo vệ bí mật nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó;
b) Đối với công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì còn phải có giấy tờ chứng minh về tình trạng hôn nhân do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
c) Đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì còn phải có giấy xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp, trừ trường hợp pháp luật của nước đó không quy định cấp giấy xác nhận này.”
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Cơ quan đại diện có trách nhiệm:
– Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Cơ quan đại diện đối với hai bên nam, nữ như trình tự, thủ tục quy định ;
– Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn; trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn thông qua môi giới nhằm mục đích kiếm lời, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của bên nam, bên nữ hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn thì Cơ quan đại diện xác minh làm rõ;
– Nếu xét thấy các bên nam, nữ đáp ứng đủ điều kiện kết hôn, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn.
Trong trường hợp từ chối đăng ký kết hôn, Cơ quan đại diện có văn bản thông báo cho hai bên nam, nữ, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
– Trường hợp xét thấy có vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan hữu quan ở trong nước, Cơ quan đại diện có văn bản nêu rõ vấn đề cần xác minh, gửi Bộ Ngoại giao để yêu cầu cơ quan hữu quan xác minh theo chức năng chuyên ngành.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Ngoại giao, cơ quan hữu quan ở trong nước thực hiện xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản gửi Bộ Ngoại giao để chuyển cho Cơ quan đại diện.
– Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn.
Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trang trọng tại trụ sở Cơ quan đại diện. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn hai bên nam, nữ phải có mặt. Đại diện Cơ quan đại diện chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên khẳng định sự tự nguyện kết hôn. Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Cơ quan đại diện ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, Sổ đăng ký kết hôn và trao cho mỗi bên vợ, chồng 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
– Giấy chứng nhận kết hôn có giá trị kể từ ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn theo nghi thức. Việc cấp bản sao Giấy chứng nhận kết hôn từ Sổ đăng ký kết hôn do Cơ quan đại diện thực hiện theo yêu cầu.
– Trường hợp có lý do chính đáng mà hai bên nam, nữ yêu cầu gia hạn thời gian tổ chức lễ đăng ký kết hôn thì được gia hạn ngày tổ chức lễ đăng ký kết hôn nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày người đứng đầu Cơ quan đại diện ký Giấy chứng nhận kết hôn. Hết thời hạn này mà hai bên nam, nữ không đến tổ chức lễ đăng ký kết hôn thì Giấy chứng nhận kết hôn không còn giá trị, Cơ quan đại diện lưu Giấy chứng nhận kết hôn trong hồ sơ. Trường hợp hai bên vẫn muốn kết hôn với nhau thì phải làm lại thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
Như vậy, các thủ tục đăng ký kết hôn hai bạn có thể thực hiện tại cơ quan đại diện của Việt Nam tại Nhật Bản theo nội dung nêu trên. Nếu không thuận tiện đi lại, hai bạn có thể đăng ký kết hôn tại cơ quan ngoại giao của Trung Quốc hoặc Nhật Bản theo pháp luật Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, với công dân Việt Nam, bạn vẫn phải đáp ứng điều kiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam và xin Giấy xác nhận tình trạng Hôn nhân tại Cơ quan đại diện Ngoại giao Việt Nam tại Nhật Bản.
Với những tư vấn về câu hỏi Xin tư vấn kinh nghiệm về thủ tục, giấy tờ làm đăng ký kết hôn với người nước ngoài ở Nhật Bản?, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Bài liên quan:
- Tổ chức tín dụng bán nợ cho công ty quản lý tài sản VAMC, giờ tổ chức tín dụng khởi kiện thì Tòa án trả đơn là vì sao?
- Hướng dẫn về Văn bản phản tố yêu cầu khởi kiện
- Gãy ngón tay là thương tích bao nhiêu %
- Có tên cha trong giấy khai sinh nhưng cha bỏ đi từ nhỏ có đủ điều kiện dự thi quân đội không
- Có căn cứ pháp lý quy định người làm trong quân đội không được ký hợp đồng lao động với các doanh nghiệp ngoài không?
- Xin phép mở chi nhánh công ty Singapore về lĩnh vực kế toán, kiểm toán tại Việt Nam?
- Lỗi vượt đèn vàng có bị phạt không ạ?
- Khác nhau về quyền tài sản của người mất năng lực hành vi và người chết
- Vướng mắc về giấy tờ của thực tập sinh đi Nhật khi tên trên giấy tờ không trùng khớp?
- Công ty thành lập tại Việt Nam, thi công công trình tại Việt Nam thì giá trị hợp đồng ghi bằng tiền Việt có sai không?