Câu hỏi của khách hàng: Có sổ tạm trú thì có được tăng định mức sử dụng điện của gia đình không?
Nhà tôi đang sử dụng điện, có hộ khẩu gia đình, nay có thêm 1 người thân đến ở, có đăng ký tạm trú thì có được tăng mức sử dụng điện không?
Luật sư Tư vấn Luật Điện lực – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 06/12/2018
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề tăng định mức sử dụng điện
– Thông tư số 16/2014/TT-BCT quy định về thực hiện giá bán điện;
– Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện;
3./ Luật sư trả lời Có sổ tạm trú thì có được tăng định mức sử dụng điện của gia đình không
Định mức sử dụng điện sinh hoạt là mức sử dụng điện của từng bậc quy định tại mục 4.1 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Do đó, với mỗi hộ gia đình sử dụng điện không phụ thuộc vào số người trong cùng một gia đình, định mức và giá điện được áp dụng như sau:
Bậc 1: Cho kWh từ 0 – 50 | 92% | |
Bâc 2: Cho kWh từ 51 – 100 | 95% | |
Bậc 3: Cho kWh từ 101 – 200 | 110% | |
Bâc 4: Cho kWh từ 201 – 300 | 138% | |
Bậc 5: Cho kWh từ 301 – 400 | 154% | |
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên | 159% |
(Tỷ lệ so với mức giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh theo thẩm quyền (%))
Bên cạnh đó, Căn cứ Điều 10 Thông tư 16/2014/TT-BCT quy định về Giá bán lẻ điện sinh hoạt như sau:
“Điều 10. Giá bán lẻ điện sinh hoạt
1.Giá bán lẻ điện sinh hoạt áp dụng với hộ sử dụng điện cho nhu cầu sinh hoạt có hợp đồng mua bán điện trực tiếp với bên bán điện. Mỗi hộ sử dụng điện trong một tháng được áp dụng một định mức sử dụng điện sinh hoạt.
2.Bên mua điện sinh hoạt có các hộ sử dụng điện dùng chung công tơ (có hộ khẩu riêng) áp dụng giá bán điện cho các hộ sử dụng theo nguyên tắc định mức chung của bên mua điện bằng định mức của từng bậc nhân với số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ.
3.Bên mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt cho nhà ở tập thể của cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, nhà ở của người tu hành; ký túc xá học sinh, sinh viên áp dụng như sau:
a) Trường hợp có thể kê khai được số người thì cứ 4 người (căn cứ vào sổ tạm trú hoặc danh sách cán bộ, chiến sỹ có xác nhận của thủ trưởng đơn vị đối với lực lượng vũ trang) được tính là một hộ sử dụng điện để áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt;
b) Trường hợp không thể kê khai được số người thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: từ 101 – 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.
4.Bên mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt của người thuê nhà để ở áp dụng như sau:
a) Tại mỗi địa chỉ nhà cho thuê, bên bán điện chỉ ký một hợp đồng mua bán điện duy nhất. Chủ nhà cho thuê có trách nhiệm xuất trình sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn của người thuê nhà;
b) Đối với trường hợp cho hộ gia đình thuê: Chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc ủy quyền cho hộ gia đình thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện), mỗi hộ gia đình thuê nhà được tính một định mức;
c) Trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà (bên thuê nhà không phải là một hộ gia đình):
– Bên bán điện có trách nhiệm thông báo công khai và cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú hoặc chứng từ xác nhận tạm trú của cơ quan Công an quản lý địa bàn. Cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt, cụ thể: 1 người được tính là 1/4 định mức, 2 người được tính là 1/2 định mức, 3 người được tính là 3/4 định mức, 4 người được tính là 1 định mức;
– Đối với trường hợp cho sinh viên và người lao động thuê nhà đăng ký tạm trú từ 12 tháng trở lên thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện người lao động hoặc sinh viên thuê nhà ký kết hợp đồng mua bán điện (có cam kết thanh toán tiền điện của chủ nhà). Trường hợp thời hạn thuê nhà dưới 12 tháng thì chủ nhà phải trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện;
– Trường hợp người thuê nhà không ký hợp đồng trực tiếp với bên bán điện thì chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thu tiền điện của người thuê nhà theo đúng giá bán lẻ điện trong hoá đơn tiền điện hàng tháng do đơn vị bán lẻ điện phát hành cộng thêm 10% cho tổn thất điện năng, chi phí chiếu sáng và bơm nước dùng chung;
– Khi có thay đổi về số người thuê nhà, chủ nhà cho thuê có trách nhiệm thông báo cho bên bán điện để điều chỉnh định mức tính toán tiền điện. Bên bán điện có quyền kiểm tra, yêu cầu bên mua điện xuất trình sổ đăng ký tạm trú hàng tháng để xác định số người tính số định mức khi tính toán hóa đơn tiền điện;
– Trường hợp không thể kê khai được số người thì áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt của bậc 3: từ 101 – 200 kWh cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm được tại công tơ.
5.Các khách hàng mua điện qua máy biến áp riêng sử dụng vào mục đích sinh hoạt thì tính giá điện theo giá bán lẻ điện sinh hoạt.
6.Trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến bên bán điện phải dịch chuyển thời điểm ghi chỉ số công tơ thì lượng điện sinh hoạt của từng bậc được điều chỉnh theo số ngày thực tế của kỳ ghi chỉ số công tơ đó.
7.Trường hợp ngày ghi chỉ số công tơ không trùng với ngày điều chỉnh giá điện thì việc tính tiền điện cho giá điện sinh hoạt sử dụng phương pháp nội suy với các thông số sau:
a) Lượng điện thực tế khách hàng sử dụng trong kỳ ghi chỉ số;
b) Số ngày sử dụng điện thực tế (số ngày giữa hai kỳ ghi chỉ số, số ngày áp dụng giá cũ, số ngày áp dụng giá mới);
c) Mức sử dụng điện của từng bậc tính theo số ngày thực tế giữa hai kỳ ghi chỉ số.
8.Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước được áp dụng đối với nhóm khách hàng mua điện tạm thời và mua điện ngắn hạn sử dụng điện cho mục đích sinh hoạt. Khi điều kiện kỹ thuật và pháp lý cho phép, đơn vị bán lẻ điện có trách nhiệm lắp đặt công tơ sử dụng thẻ trả tiền trước tại các địa điểm khách hàng có nhu cầu mua điện sử dụng vào mục đích sinh hoạt.”
Theo đó, với một hộ gia đình sử dụng điện, định mức sử dụng điện sẽ được áp dụng theo định mức chung do pháp luật quy định nêu trên. Trường hợp muốn tăng định mức sử dụng điện cho các hộ gia đình cùng chung công tơ điện, thì chỉ được tăng khi hộ gia đình sử dụng chung công tơ điện có hộ khẩu riêng. Do đó, với trường hợp của gia đình anh/chị chỉ có thêm người cùng chung sống với gia đình và đăng ký tạm trú thì sẽ không thuộc trường hợp được tăng định mức hộ gia đình.
Vậy, trường hợp trong gia đình có người thân cùng đến sống chung thì định mức sử dụng không được tính theo các hộ sử dụng điện khi không có hộ khẩu thường trú.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết: