Công ty Luật tư vấn Thừa kế tại Quảng Nam, Đà Nẵng – Phân chia tài sản thừa kế

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: 

Kính gởi: Các Luật sư – Luật Wiki
Tôi là Nguyễn Như Minh,ở Đà Nẵng. Quê quán xã Tam Xuân, Huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam.Điện thoại: 0905638273.
Kính nhờ các Luật sư tư vấn cho tôi một việc như sau:
Cha tôi mất năm 1990, mẹ tôi mất năm 1976. Cha mẹ tôi sinh được 05 người con (2 trai, 3 gái).Tôi là con trai thứ.Anh trai tôi mất năm 2017.
Cha mẹ tôi khi mất không để lại di chúc.Tài sản gồm có một mảnh vườn 3.650m2 và một nhà ngói cấp 4 gắn liền với đất.
Năm 1991 (sau khi cha tôi mất 1 năm), vợ chồng anh trai tôi đã tự làm lại sổ nghiệp chủ đứng tên vợ chồng họ mà không hề báo cho các đứa con còn lại biết. Năm 2012 chúng tôi mới phát hiện ra điều này và đã làm đơn khiếu nại đến UBND Huyện Núi Thành, Quảng Nam.
Sau một thời gian điều tra, năm 2013 UBND Huyện Núi Thành có quyết định thu hồi sổ nghiệp chủ đã cấp cho vợ chồng anh trai tôi với lý do không đúng quy trình.Khi có quyết định thu hồi,VC anh trai tôi đã không đem nộp lai như quyết định đã ban hành (mặc dù sổ đó mất hiệu lực sau 15 ngày khi QĐ ban hành)
Cho tôi xin hỏi:
1) Cách thức làm lại sổ nghiệp chủ đứng tên toàn bộ anh em trong nhà có được hay không.Nếu được thì thủ tục cần những giấy tờ gì, làm tại cơ quan nào.
2) Ai có thể đứng tên đại diện cho phần tài sản của ông anh tôi (ông anh tôi có vợ và 3 con: 1 trai, 2 gái, trong đó có 2 người đã lập gia đình).
3) nếu chúng tôi (trừ các con và vợ anh trai tôi) không cần chia phần tài sản thừa kế này mà muốn hiến để làm nơi thờ tự cho gia đình chúng tôi thì có được không.Thủ tục cần những gì.
Trân trọng cám ơn các luật sư!


Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 07 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề phân chia di sản thừa kề

  • Pháp lệnh thừa kế năm 1990
  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Luật Đất đai 2013

3./ Luật sư tư vấn

Trường hợp nêu trên, cha mẹ anh/chị mất mà không để lại di chúc, việc phân chia thừa kế sẽ được phân chia theo quy định pháp luật về thừa kế, cụ thể:

  • Về người có quyền thừa kế:

Căn cứ Điều 25 Pháp lệnh về thừa kế năm 1990, những người thừa kế theo pháp luật của cha anh/chị bao gồm:

” Điều 25

Những người thừa kế theo pháp luật

1- Những người thừa kế theo pháp luật gồm có:

a) Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

b) Hàng thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.

c) Hàng thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

2- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản ngang nhau.

3- Trong trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất hoặc những người thừa kế hàng thứ nhất đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì những người thừa kế hàng thứ hai được hưởng di sản.

4- Trong trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất và hàng thứ hai hoặc những người thừa kế thuộc cả hai hàng này đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì những người thừa kế hàng thứ ba hưởng di sản.”

Theo, tại thời điểm cha mẹ anh/chị mất, những người được thừa kế mảnh đất là 5 người anh/chị em.

Đến năm 2017, người anh cả đã mất, trường hợp người này không để lại di chúc thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người anh cả theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 là vợ và 3 người con sẽ được hưởng phần di sản thừa kế mà người anh cả được nhận thừa kế từ di sản thừa kế mà cha mẹ anh/chị để lại.

Do đó, mảnh đất do cha mẹ anh chị để lại hiện nay, có 8 người có quyền sử dụng bao gồm 4 anh chị em, vợ và 3 người con theo phần thừa kế của người anh cả.

  • Về Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

Căn cứ Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.”

Theo đó, trường hợp này, anh/chị và những người anh em đều là người có quyền sử dụng đất do nhận thừa kế, theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng. Giấy tờ cần chuẩn bị để làm thủ tục bao gồm:

– Tờ khai theo mẫu;

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất được cấp cho cha mẹ anh/chị đã mất hoặc công nhận quyền sử dụng đất;

– Giấy tờ chứng minh quyền thừa kế;

– Giấy tờ chứng thực của mỗi cá nhân.

Cơ quan thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Văn phòng đăng ký đất đai (Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại quận/huyện nơi có đất đai.

  • Về phần thừa kế được hưởng của anh trai đã mất:

Quyền sử dụng đất mà người anh trai anh/chị được hưởng sẽ được chia cho những người thừa kế. Những người thừa có có thể thỏa thuận bằng văn bản để một người đại diện đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng 4 người anh/chị em của anh/chị. Trường hợp không thống nhất được ý kiến, anh/chị có thể phân chia phần diện tích đất mà người anh cả được hưởng để cho những người thừa kế của anh cả tự thỏa thuận phân chia theo phần thừa kế mà họ được hưởng.

  • Trường hợp anh/chị muốn để lại phần di sản được nhận để thờ cúng:

Như đã nêu ở trên, phần thừa kế mà người anh cả được hưởng sẽ được chia cho những người thừa kế của người đó. Các bên có thể lựa chọn việc tách thửa đất hoặc phân chia theo giá trị đất chuyển cho họ phần thừa kế của người anh cả.

Với 4 người anh em, những người này có thể cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định hoặc cử một người đại diện đứng tên. Cùng với đó, để để lại phần đất được thừa kế làm nơi thờ cúng, 4 người anh em cần xác lập một văn bản thỏa thuận dùng phần đất này làm nơi thờ cúng theo mong muốn nguyện vọng của 4 người.

Như vậy, trước hết, anh/chị và những người thừa kế còn lại cần xác lập văn bản phân chia thừa kế để chuyển lại phần thừa kế của người anh cả cho những người thừa kế của người đó. Tùy thuộc vào mong muốn của 4 người anh em, anh/chị cùng những người đó cần làm các thủ tục về đất đai theo quy định.

Với những tư vấn về câu hỏi Hỏi về phân chia tài sản thừa kế, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191