Công ty phá sản thì giám đốc có trách nhiệm gì?
Tôi đã mở một công ty cách đây 5 năm, hiện do việc kinh doanh không suôn sẻ và tôi mắc nợ rất nhiều đơn vị, tôi không còn cách nào để thay đổi cục diện công ty nên chắc công ty sẽ phá sản trong thời gian tới, tôi muốn hỏi là giờ khi công ty do tôi đứng tên đại diện mà phá sản thì tôi sẽ phải chịu những hậu quả, trách nhiệm gì, làm sao để tôi hạn chế hay không ảnh hưởng bởi nó?
Luật sư Tư vấn Luật Doanh nghiệp – Gọi 1900.0191
Xin cảm ơn quý khách đã tin tưởng và gửi thắc mắc đến Công ty Luật LVN. Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ghi nhận tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các văn bản thỏa thuận được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./Thời điểm pháp lý
Ngày 22 tháng 03 năm 2018
2./Cơ sở văn bản Pháp Luật liên quan tới vấn đề trách nhiệm của giám đốc khi công ty phá sản
- Luật Doanh nghiệp 2014
- Luật Phá sản 2014
3./Luật sư trả lời
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Khi xem xét đến trách nhiệm của giám đốc khi phá sản, thì cần xem xét vai trò của giám đốc trong công ty đó là người lao động được thuê thực hiện công việc quản lý hay cũng là một cổ đông, người góp vốn, chủ sở hữu doanh nghiệp.
Cụ thể, trường hợp giám đốc là người lao động được thuê giữ chức vụ thực hiện công việc theo hợp đồng lao động, trường hợp này, giám đốc được giải quyết quyền lợi như đối với người lao động khi công ty thực hiện thủ tục phá sản. Tuy nhiên, trong trường hợp hoạt động kinh doanh của công ty lâm vào tình trạng khó khăn là do giám đốc không thực hiện công việc dẫn đến thiệt hại cho công ty thì giám đốc có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty theo quy định tại hợp đồng lao động và pháp luật dân sự về bồi thường thiệt hại.
Trường hợp giám đốc là cổ đông, thành viên góp vốn hay chủ sở hữu trong công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, khi công ty phá sản kèm theo các trách nhiệm dân sự về tài chính, giám đốc cũng phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn mình góp vào công ty theo quy định đối với cổ đông, thành viên góp vốn công ty.
Trường hợp giám đốc là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh trong công ty hợp danh, lúc này, trên cơ sở quy định pháp luật, giám độc phải gánh chịu những trách nhiệm của công ty trong hoạt động kinh doanh khi làm thủ tục phá sản bằng toàn bộ tài sản của mình.
Do đó, cần xác định loại hình doanh nghiệp cũng như tư cách của giám đốc trong công ty để có thể xác định về trách nhiệm của giám đốc khi công ty thực hiện thủ tục phá sản.
Với những tư vấn trên đây Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.
Tham khảo thêm bài viết: