Ly hôn mà vợ không còn cư trú ở địa phương thì phải làm sao

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Ly hôn mà vợ không còn cư trú ở địa phương thì phải làm sao?

Vợ tôi sinh ra ở Bình Thuận, lúc lấy nhau hai chúng tôi cũng sống ở Bình Thuận, được 3 năm thì bắt đầu nảy sinh mâu thuẫn, tôi bỏ ra Quảng Ninh làm việc, còn cô ấy vào Sài Gòn, con chung thì vẫn ở đó, ly thân được 2 năm rồi, hình như cô ấy đã chung sống với người khác trên Sài Gòn. Giờ, tôi muốn làm thủ tục ly hôn thì phải làm sao, cô ấy không ở đó nữa thì có được ly hôn không, hay tôi phải lên Sài Gòn làm?


Luật sư Tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 25 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề thẩm quyền giải quyết ly hôn

  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
  • Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP Hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 điều 192 bộ luật tố tụng dân sự số 92/2015/qh13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án

3./ Luật sư tư vấn

Khi tiến hành thủ tục ly hôn, thẩm quyền giải quyết của Tòa án tùy thuộc vào việc vợ chồng cùng yêu cầu giải quyết ly hôn hay một bên vợ hoặc chồng. Theo đó, thẩm quyền giải quyết ly hôn được xác định như sau:

Căn cứ Điều 28, 35, 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án có thẩm quyền ly hôn được xác định:

– Cấp Tòa án có thẩm quyền: Tòa án nhân dân cấp huyện (huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh).

  • Trường hợp vợ chồng thuận tình ly hôn:

Khi vợ chồng thuận tình ly hôn, vợ chồng có thể thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết. Theo đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết có thể là Tòa án nơi một trong hai bên vợ chồng cư trú.

  • Trường hợp đơn phương ly hôn:

Khi đơn phương ly hôn, thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn phụ thuộc vào nơi bị đơn ( người bị yêu cầu ly hôn là vợ hoặc chồng) đang cư trú hoặc làm việc.

Việc cư trú được xác định như sau:

Căn cứ Khoản 1 Điều 5 và Điều 6 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:

a) Nếu người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về Việt Nam sinh sống thì nơi cư trú của họ là địa chỉ chỗ ở hợp pháp mà người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thường trú hoặc tạm trú hoặc đang sinh sống theo quy định của Luật cư trú; “

Theo đó, nơi cư trú có thể được xác định là nơi thường trú/ tạm trú hoặc nơi đang sinh sống theo quy định pháp luật.

Như vậy, xét với trường hợp nêu trên của anh/chị, anh đang làm việc tại Quảng Ninh, thường trú đăng ký tại Bình Thuận, vợ đang sống ở Hồ Chí Minh. Nếu anh thỏa thuận được với vợ về việc ly hôn, anh có thể tiến hành thủ tục ly hôn tại một trong ba nơi theo thỏa thuận của vợ chồng. Trường hợp vợ anh không đồng ý thuận tình ly hôn, anh có thể thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương theo quy định pháp luật. Việc xác định Tòa án thẩm quyền phụ thuộc vào nơi cư trú, làm việc của vợ anh. Trường hợp vợ anh vẫn thường trú tại Bình Thuận thì anh phải yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện ở Bình Thuận giải quyết. Trường hợp chị không còn bất kỳ đăng ký cư trú gì ở Bình Thuận mà lên Hồ Chí Minh sinh sống ổn định thì anh phải gửi đơn yêu cầu giải quyết tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền ở Thành phố Hồ Chí Minh nơi vợ anh đang cư trú hoặc sinh sống để giải quyết.

Với những tư vấn về câu hỏi Ly hôn mà vợ không còn cư trú ở địa phương thì phải làm sao, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191