Nhà ở thế chấp viết tay có được công nhận không?

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Nhà ở thế chấp viết tay có được công nhận không?

Em có một vấn đề muốn nhờ m.n giúp đỡ ạ!
Nhà cô A có cho anh B vay 400 triệu từ năm 2000, không thời hạn, có viết một giấy thoả thuận giữa 2 bên nhưng không có người chứng kiến, cũng không có công chứng chứng thực, trong đó có thoả thuận thế chấp một căn nhà của B nhưng không đăng ký biện pháp bảo đảm. Đến năm nay cô A đòi anh B trả lại số tiền cho mình thì anh B nói nhất quyết không trả.
1. Bây giờ cô A muốn khởi kiện đòi tài sản thì có được không? Căn nhà thế chấp có được coi là tài sản đảm bảo giao dịch hay không?
2. Trường hợp cô A muốn viết 1 bản thoả thuận là tiếp tục cho anh B vay số tiền trên thêm 1 thời hạn nhất định (vì nghĩ anh B chưa có điều kiện trả) thì viết đơn như thế nào?
Rất mong mọi người quan tâm và giúp đỡ ạ (có thể nêu căn cứ tại đâu giúp mình luôn có được không ạ)


Luật sư Tư vấn Luật Dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 16 tháng 08 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề thế chấp nhà ở

  • Bộ luật Dân sự 1995;
  • Bộ luật Dân sự 2015.

3./ Luật sư tư vấn

Thế chấp là biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh trong các hợp đồng dân sự. Tại thời điểm phát sinh giao dịch dân sự năm 2000, pháp luật được áp dụng để điều chỉnh quan hệ này là Bộ luật Dân sự 1995. Theo đó, hình thức thế chấp tài sản được quy định như sau:

Căn cứ Điều 347 Bộ luật Dân sự 1995 quy định về hình thức thế chấp tài sản cụ thể:

” Điều 347. Hình thức thế chấp tài sản

1- Thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính và phải có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

2- Việc thế chấp phải được đăng ký, nếu bất động sản có đăng ký quyền sở hữu.”

Theo đó, việc thế chấp tài sản là ngôi nhà bên cạnh việc lập bằng văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của các bên thì cần phải có sự chứng nhận của Ủy ban nhân dân hoặc của Công chứng viên và thực hiện đăng ký theo quy định nêu trên. Do đó, việc thế chấp này dù được các bên ghi nhận bằng văn bản nhưng vẫn không có hiệu lực văn bản do vi phạm quy định về hình thức.

Tuy nhiên, việc vô hiệu về thỏa thuận thế chấp tài sản do không đảm bảo hình thức không làm vô hiệu thỏa thuận liên quan đến vay tiền. Do đó, việc vay tiền vẫn được thừa nhận về quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Nên, khi bên vay tiền là anh B không thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình, cô A có quyền kiện đòi yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự.

Về việc tăng thời hạn trả nợ:

Việc vay tiền là giao dịch dân sự, do đó, các bên có quyền được thỏa thuận những nội dung liên quan đến việc vay tiền không trái pháp luật. Về thời hạn trả nợ, pháp luật quy định về trường hợp thực hiện việc vay tiền không thời hạn như sau:

Căn cứ Điều 474 Bộ luật Dân sự 1995 quy định:

” Điều 474. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn

1- Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi, thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước trong một thời gian hợp lý, nếu không có thoả thuận khác.

2- Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi, thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay trong một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay trong một thời gian hợp lý.”

Theo đó, với khoản tiền vay không thời hạn nêu trên, khi bên cho vay muốn bên vay trả nợ thì cần thông báo cho bên vay trước một khoảng thời gian hợp lý nêu rõ về thời hạn trả nợ cụ thể để bên vay thực hiện nghĩa vụ của mình.

Sau khi đã thông báo về yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên vay, các bên hoặc bên cho vay có quyền thỏa thuận hoặc gia hạn thêm thời hạn trả nợ cho bên vay.

Do đó, trường hợp này, cô A xác lập một văn bản để thông báo cho anh B biết về thời gian trả nợ sau một khoảng thời gian hợp lý. Dựa trên tình trạng thực tế của anh B, cô A có thể gia hạn thời gian này cho anh B, việc gia hạn xác lập bằng văn bản gửi cho anh B và có sự xác nhận của anh B về việc nhận được văn bản hoặc trường hợp có thể nhất trí thỏa thuận được thì cả hai bên cùng xác nhận về nội dung gia hạn thời gian trả nợ. Giấy xác nhận được xác lập có các nội dung cơ bản sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-oOo————-

GIẤY XÁC NHẬN 

(về việc gia hạn thời gian thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho …. )

Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm ……, tại ……………………………………………

Chúng tôi gồm:

Bên cho vay (Bên A):

(Thông tin của bên cho vay)

Bên vay (Bên B):

(Thông tin của bên vay)

+ Thông tin của các bên ( Tên, năm sinh, Số Giấy tờ chứng thực cá nhân, hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện nay

Hai bên nhất trí các nội dung liên quan đến thỏa thuận vay tiền giữa các bên như sau:

– Bên A đồng ý gia hạn thời gian thực hiện việc trả nợ khoản vay ……….. đồng và lãi suất vào ngày …. tháng …. năm …. mà bên A đã cho bên B vay có xác lập bằng văn bản. Thời hạn gia hạn cụ thể như sau:

………………………………………………..

– Bên B cam kết thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bên B số tiền vay nêu trên mà bên B đã nhận của bên A cùng với lãi suất trong thời hạn mà bên A gia hạn cho bên B. Trường hợp bên B có thể thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ là thời điểm mà bên B trả nợ.

– Sau thời hạn nêu trên, nếu bên B không thực hiện hoặc thực hiện nghĩa vụ không đầy đủ thì phải chịu các trách nhiệm theo quy định pháp luật và trả lãi theo mức lãi suất cho bên A theo số tiền chưa thanh toán tính từ sau ngày hết thời hạn gia hạn nêu trên. Mức lãi suất là: ….. %

Xác nhận này được lập thành 2 bản gốc bằng tiếng việt, mỗi bên giữ một bản, có giá trị pháp lý như sau. Xác nhận có hiệu lực kể từ khi bên cuối cùng

BÊN A

(Ký, ghi rõ họ tên)

BÊN B

(Ký, ghi rõ họ tên)

Với những tư vấn về câu hỏi Nhà ở thế chấp viết tay có được công nhận không?Nhà ở thế chấp viết tay có được công nhận không?, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

Tham khảo thêm bài viết:

1900.0191