Tòa không cho ly hôn và bác đơn

Tòa không cho ly hôn và bác đơn, không được quyền ly hôn, hạn chế quyền ly hôn, không giải quyết yêu cầu ly hôn. Đó là những kết quả sau khi Tòa án đánh giá, xem xét lý do ly hôn thông qua quá trình thực hiện thủ tục ly hôn và tính hợp lệ của hồ sơ, vụ án, vụ việc ly hôn.

Những trường hợp không có quyền ly hôn dù đơn phương hay thuận tình

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, ly hôn là khái niệm được quy định khá rõ ràng. Tuy nhiên, nó lại không tập trung hoàn toàn trong một điều khoản cụ thể dẫn đến những khó khăn trong việc tìm hiểu và áp dụng.

Tại Khoản 14 Điều 3 có ghi nhận: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”

Về thuận tình ly hôn, tuy đã được quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Nhưng không phải lúc nào vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn cũng được Tòa án chấp nhận. Điển hình đó là khi có căn cứ để chứng minh việc Ly hôn là giả tạo thì yêu cầu ly hôn sẽ bị từ chối. Cụ thể: “Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân”.

Về đơn phương ly hôn hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên. Tại khoản 3 Điều 51 có quy định về giới hạn người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn. Cụ thể: “3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. Trong thời gian này, để đảm bảo sự an toàn, quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, pháp luật tạm thời tước quyền quyết định chấm dứt hôn nhân của người chồng mà không cần xem xét tới bất kỳ yếu tố nào khác.

Hệ quả của việc Tòa không cho ly hôn và bác đơn

Theo quy định của Bộ Luật tố tụng Dân sự 2015 và Luật Hôn nhân và gia đình 2014, không có giới hạn về số lần yêu cầu giải quyết ly hôn lại sau khi bị Tòa án bác đơn. Hệ quả của việc Tòa án không chấp nhận cho ly hôn là quan hệ hôn nhân vẫn tồn tại và các phạm vi tài sản chung, con chung không thay đổi. Người nộp đơn có quyền kháng cáo đối với quyết định bác đơn của Tòa án nếu có căn cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là phù hợp. Ngoài ra, sau khi quyết định bác đơn có hiệu lực pháp luật và hết thời hạn kháng cáo, người làm đơn có thể nộp lại để yêu cầu Tòa án xem xét lại yêu cầu của mình dựa trên những tình tiết mới. Vụ việc sẽ được giải quyết như một vụ việc mới, án phí, thời hạn được áp dụng lại từ đầu.

Tham khảo thêm:

1900.0191