Xử lý thế nào khi cha ngoại tình và bạo lực gia đình ?

Xin chào Luật sư! Vấn đề của em là 4/1012 mẹ em về Huế, do bà ngoại bị bệnh nặng. Tháng 8/2013 ba em đòi li dị, ba em thỏa thuận năm 2015 giao nhà cho em nếu mẹ em chịu ký giấy li dị, nhưng khi ghi đơn ba em đổi năm 2018 mới giao nhà, ba em đánh đập và đuổi em ra khỏi nhà, áo quần đồ đạc của em và mẹ thì chở đi cho hết.

Tháng 6/2014 ông S ( ba em) tổ chức đám cưới, tháng 8/2014 mẹ em vào lại Cam Ranh thỏa thuận lại chuyện nhà cửa, ông đưa cho mẹ em 7mx14m đất và 10 triệu ( nhà em 7mx35m) tháng 10/2014 mẹ em và ba em ra tòa li dị. Theo luật sư em kiện ông S về tội ngoại tình được không. Trong thời gian mẹ em ở ngoài Huế, ông sự báo cáo chính quyền là mẹ em mất tích. Em cũng muốn chia lại tài sản vì cảm thấy không thỏa đáng. Tháng 10/2015 ông S xuống nhà em, đánh gãy tay em gái em. Ông sự còn có hành vi vu khống cho em khi nói em đuổi ổng ra khỏi nhà, nên ổng mới đuổi em. Với hành vi như vậy của ông S em có thể kiện ổng về tội gì ?

Em xin cảm ơn và mong sự hồi đáp sớm nhất.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật hôn nhân của Công ty luật Wiki

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Wiki. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội

Luật phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 của Quốc hội

Bộ Luật Hình sự 1999

Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an

2. Luật sư tư vấn:

Trước hết, đối với hành vi của cha bạn: ngoại tình và kết hôn với người khác trong thời kỳ hôn nhân

Theo như bạn trình bày thì cha của bạn đã có hành vi ngoại tình, và kết hôn với người khác khi đang trong quan hệ hôn nhân với mẹ bạn. Tuy nhiên, để kết luận cha bạn có bị xử lý hình sự hay không thì phải xem xét hành vi của cha bạn có cấu thành tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng theo điều 147 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 không. Cụ thể là :

“Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ, chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm. Phạm tội trong trường hợp đã có quyết định của tòa án tiêu hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”

Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT- BTP – BCA – TANDTC – VKSNDTC, theo đó, nếu cha bạn có kết hôn (tức đăng ký kết hôn, tổ chức đám cưới, làm lễ hôn phối ở nhà thờ…) hoặc chung sống như vợ chồng ( tức có quan hệ sinh lý, dùng chung thu nhập, ăn ở chung..) với người khác thì cha bạn đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Tuy nhiên, để xử lý về hình sự đối với hành vi này luật quy định phải gây hậu quả nghiêm trọng (như là: làm cho gia đình của một hoặc cả hai bên tan vỡ dẫn đến ly hôn, vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát…) hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tái phạm.

Theo các quy định vừa viện dẫn thì việc một người có gia đình lén lút quan hệ với một người khác dẫn đến việc có con chung thì có dấu hiệu của tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Tuy nhiên, nếu hành vi này chưa gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người vi phạm chưa bị xử phạt hành chính về hành vi này thì chưa đủ căn cứ pháp lý để truy cứu trách nhiệm hình sự cha bạn hay người phụ nữ kia về tội phạm này.

Nếu chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự thì chồng bạn và người phụ nữ kia có thể bị xử phạt hành chính theo điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP, cụ thể :

“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; […]”.

Về thẩm quyền xử phạt được quy định tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP, cụ thể là :

Điều 72. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xử phạt đối với các vi phạm hành chính quy định tại các Điều 24, 25, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 36, 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 66 của Nghị định này;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với các vi phạm hành chính quy định tại Mục 1 Chương III, các Điều 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 39 và 40, Mục 5 Chương III, các Điều 47, 48, 49 và 50 của Nghị định này và các hành vi vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 66 của Nghị định này;”.

Như vậy, đối với hành vi này, bạn có thể trình báo hành vi của cha bạn với Ủy ban nhân dân xã nơi cha bạn đăng ký thường trú, hoặc cơ quan công an nơi cha bạn thực hiện hành vi đăng ký kết hôn, để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét và ra quyết định xử phạt với cha của bạn, còn nếu đủ điều kiện để cấu thành tội phạm thì cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra và ra quyết định khởi tố với cha của bạn.

Thứ hai, đối với hành vi đánh đập em của bạn:

Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 thì:

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân

c) Phạm tội đối với nhiều người cùng một lần

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

Đối với trường hợp cha bạn đánh em bạn, mà tỉ lệ thương tật từ 11% trở lên thì hành vi này của cha bạn cấu thành tội cố ý gây thương tích, hoặc dưới 11%, nhưng vì cha bạn có hành vi phạm tội với trẻ em, nên có thể cấu thành tội phạm hình sự trong trường hợp này. Vì vậy, bạn có thể trình báo với cơ quan công an nơi xảy ra hành vi đánh đập này của cha bạn.

Theo quy định tại Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì:

“Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”

Trong trường hợp này, nếu hành vi đánh gãy tay của em bạn chưa đủ để cấu thành tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999, thì hành vi của cha bạn khi đánh em bạn sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Vì vậy, bạn có thể trình báo hành vi này của cha bạn với cơ quan công an, hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha bạn có hành vi trên.

Tham khảo thêm:

1900.0191