Câu hỏi của khách hàng: Ly hôn không có nợ chung thì nay có phải trả nợ cho chồng cũ không – Công ty Luật hỗ trợ thu hồi nợ tại TP Hồ Chí Minh
Mọi người cho em hỏi là ba em có vay lãi xã hội đen từ năm 2013 với số tiền 60 triệu đến nay bọn xã hội đen quy số tiền lên 700 triệu. Ba và mẹ em đã ly dị và tài sản thuộc về mẹ em ( tờ giấy ly dị có ghi là không nợ nần chung ). Bên xã hội đen có thương lượng và nói sẽ kiện ra tòa, nhưng rồi cũng không kiện. Không làm được gì nên bây giờ bọn nó vào nhà em quậy và la hét ( nhà em làm kinh doanh ) không cho nhà em kinh doanh. Vậy theo bên luật sư nhà em có thể nhờ pháp luật giải quyết được không ạ? Mẹ em có đồng ý nếu thương lượng được sẽ trả 100 triệu.
Luật sư Tư vấn Bộ luật dân sự – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 07/12/2018
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Xử lý khi người cho vay đến quậy phá nhà là nơi kinh doanh của gia đình
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017)
- Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
3./ Luật sư trả lời Ly hôn không có nợ chung thì nay có phải trả nợ cho chồng cũ không
Theo quy định của pháp luật, quyền sở hữu tài sản của các cá nhân, tổ chức, cơ quan luôn được tôn trọng. Thông thường, khi một người gây thiệt hại cho tài sản của một người khác, người đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định. Bên cạnh đó, việc gây rối, quậy phá tại nơi làm việc, cơ sở kinh doanh, nhà riêng, nơi công cộng,… được coi là hành vi vi phạm pháp luật và tùy theo mức độ vi phạm mà sẽ phải chịu các trách nhiệm pháp lý khác nhau.
Theo thông tin bạn cung cấp, những người bên cho bố bạn vay tiền có những hành vi gây rối tại nhà bạn, cũng là nơi thực hiện hoạt động kinh doanh. Nếu, hành vi này ảnh hưởng tới trật tự công cộng, những người này sẽ phải chịu những trách nhiệm tương ứng với hành vi theo quy định tại Mục 1 Chương 2 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Ví dụ, khi hành vi gây rối này làm mất trật tự khu dân cư thì người có hành vi sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Ngoài ra, căn cứ Điều 318 Bộ luật hình sự:
“Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng
1.Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. …”
Theo đó, nếu hành vi gây rối của những bên kia đủ yếu tố cấu thành tội gây rối trật tự công cộng thì người này sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.
Tuy nhiên, nhận định vi phạm và quyết định xử phạt sẽ do các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền quyết định. Nói cách khác, bạn chỉ có quyền tố cáo, phản ánh tình trạng này tới các chủ thể có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
Bên cạnh đó, bạn có thể yêu cầu những người có hành vi này bồi thường thiệt hại do hành vi gây rối của họ gây ra bằng hình thức thỏa thuận với bên đó hoặc khởi kiện ra Tòa án. Hơn nữa, bạn cần tính lại khoản tiền mà bên vay có trách nhiệm trả cho bên cho vay khi có tranh chấp, bởi, theo quy định tại Khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trong trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn trên thì mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực.
Tóm lại, trong trường hợp của bạn, bạn có thể phản ánh tình trạng này tới công an xã, Ủy ban nhân dân, chủ thể giữ gìn trật tự khu vực của bạn,… để yêu cầu những chủ thể này tiến hành giải quyết. Yêu cầu những người có hành vi chấm dứt hành vi gây rối.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.