Giá điện và các loại phí

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Giá điện và các loại phí


Luật sư Tư vấn Luật Điện lực – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 18 tháng 09 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Giá điện và các loại phí

Luật điện lực năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2012)

3./ Luật sư tư vấn

Thanh toán tiền điện là hoạt động giao dịch giữa công ty cung cấp điện tới người tiêu dùng nhằm hoàn thành nghĩa vụ cung cấp điện và trả tiền để đảm bảo quyền lợi của hai bên. Theo đó, vấn đề xoay quanh giá điện và các loại phí cũng là những vấn đề cần được làm rõ để các bên không bị mất đi quyền lợi của mình.

Căn cứ Điều 31 Luật Điện lực quy định về “Giá điện và các loại phí” thì:

-Giá bán lẻ điện do đơn vị bán lẻ điện xây dựng căn cứ khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực, trừ trường hợp bán điện ở nông thông, miền núi, biên giới, hải đảo khu vực chưa nối lưới điện quốc gia. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân, cơ chế điều chỉnh giá và cơ cấu biểu giá bán lẻ điện trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện phải được thực hiện công khai, minh bạch về sự biến đổi của các yếu tố cấu thành liên quan đến việc điều chỉnh giá. Nhà nước sử dụng các biện pháp để bình ổn giá bán điện phù hợp với quy định của pháp luật về giá.

-Khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều hành giao dịch thị trường điện lực do đơn vị điện lực có liên quan xây dựng; cơ quan điều tiết điện lực thẩm định trình Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt theo sự phân công của Chính phủ, trừ trường hợp bán điện ở nông thông, miền núi, biên giới, hải đảo khu vực chưa nối lưới điện quốc gia.
Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp lập khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện, giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện và phí điều hành giao dịch thị trường điện lực.

-Giá phát điện theo hợp đồng mua bán điện có thời hạn, giá bán buôn điện do các đơn vị điện lực thỏa thuận nhưng không được vượt quá khung giá phát điện, khung giá bán buôn điện đã được phê duyệt.

-Giá mua bán điện giao ngay được hình thành theo thời điểm giao dịch trên thị trường điện lực và do đơn vị điều hành giao dịch thị trường điện lực công bố phù hợp việc chào giá và xác định giá thị trường và việc cung cấp các dịch vụ phụ trợ và giá dịch vụ phụ trợ.

Chính sách giá điện được quy định cụ thể tại Điều 29 Luật Điện lực như sau:

-Giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực.

-Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện lực có lợi nhuận hợp lý, tiết kiệm tài nguyên năng lượng, sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo không gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động điện lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là ở nông thôn, miền núi, hải đảo.

-Khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và có hiệu quả.

-Thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý đối với các nhóm khách hàng; Nhà nước hỗ trợ giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt đối với hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội từng thời kỳ.

-Bảo đảm quyền tự quyết định giá mua, bán điện trong khung giá, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Nhà nước quy định của các đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực.

-Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện

Theo đó, các căn cứ lập và điều chỉnh giá điện tại Điều 30 Luật Điện lực như sau:

-Chính sách giá điện.

-Điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, thu nhập của người dân trong từng thời kỳ.

-Quan hệ cung cầu về điện.

-Các chi phí sản xuất, kinh doanh điện và lợi nhuận hợp lý của đơn vị điện lực.

-Cấp độ phát triển của thị trường điện lực.

Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hàng năm của đơn vị điện lực.

Như vậy, giá điện hai thành phần gồm giá công suất và giá điện năng được áp dụng theo khung giá mà các cơ quan có thẩm quyền ban hành và các loại phí trong lĩnh vực này gồm có phí điều độ vận hành hệ thống điện, phí điều hành giao dịch thị trường điện lực.

Với những tư vấn về câu hỏi Giá điện và các loại phí, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191