Không hiến đất cho xã làm nông thôn mới có bị cưỡng chế thu hồi không

Câu hỏi của khách hàng: Không hiến đất cho xã làm nông thôn mới có bị cưỡng chế thu hồi không

Xã em đang về đích nông thôn mới trước họ vận động Nhà em hiến một số đất trồng rừng làm nghĩa trang. Nhà em đồng ý. chặt cây bán giải phóng mặt bằng. Giờ họ lại vận động nhà em hiến thêm đất nhưng vì phần đất này sát với nhà ở nên nhà em không đồng ý họ đang đe dọa không đồng ý sẽ cưỡng chế. Mat kiếp quá các bác ạ. Các bác xem giúp nhà em với


Luật sư Tư vấn Luật đất đai – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 08/12/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Quyền thu hồi đất khi không hiến đất theo vận động

Luật đất đai 2013

3./ Luật sư trả lời Không hiến đất cho xã làm nông thôn mới có bị cưỡng chế thu hồi không

Theo thông tin bạn cung cấp, UBND xã của bạn vận động hiến đất nhằm mục đích xây dựng nông thôn mới, bạn không đồng ý và xã đe dọa sẽ cưỡng chế trong trường hợp không thực hiện. Có thể là do cách biểu đạt của các bên có sự khác biệt nên hai bên không hiểu ý của nhau, nên, ở đây cũng không thể nhận định rõ ràng là việc cưỡng chế là đúng hay sai bởi.

-Việc tự nguyện hiến đất, bản chất của nó đã là phải có sự đồng ý của người dân. Bởi vậy, khi bạn không đồng ý hiến đất, xã không có quyền yêu cầu bạn phải hiến đất. Khác với thu hồi đất, nhà nước có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho chủ sở hữu để bù đắp tổn thất từ việc thu hồi đất gây ra. Việc dân hiến đất là trách nhiệm phát sinh đơn phương từ phía người dân, người hiến đất về mặt pháp luật không hề nhận được một khoản tiền, tài sản nào nhằm bù đắp tổn thất của việc hiến đất. Mà một khi việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập trên yếu tố tự nguyện thì không một chủ thể nào được cưỡng ép thực hiện, bởi khi có yếu tố cưỡng ép thì việc thực hiện không còn mang ý nghĩa tự nguyện như ban đầu.

-Tuy nhiên, khi xuất hiện một chủ thể không tự nguyện hiến đất, Ủy ban nhân dân xã có thể đề nghị lê chủ thể có thẩm quyền để thực hiện việc thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Khi đã có quyết định thu hồi phần đất đó và việc thu hồi được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà chủ sở hữu không tự nguyện giao đất mới là căn cứ để cưỡng chế thu hồi đất. Tức là khi bạn không đồng ý hiến đất, xã có quyền thu hồi nhưng phải làm theo đúng trình tự, thủ tục thu hồi đất theo quy định của pháp luật (có tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi bạn đáp ứng đủ các điều kiện được hưởng các chế độ đó theo quy định của pháp luật).

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật đất đai thì các trường hợp Nhà nước quyết định thu hồi đất bao gồm:

“… a)Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

b)Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;

c)Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. …”

Việc thu hồi đất làm nông thôn mới được coi là thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Và phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định, người sử dụng đất được vận động, thuyết phục, được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Việc cưỡng chế thu hồi đất trong trường hợp của bạn phải được thực hiện theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 69 Luật Đất Đai 2013, đó là trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

Khi đó, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà bạn vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Bạn có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Nếu bạn không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Khi nhận thấy việc cưỡng chế của UBND là sai, bạn có quyền khiếu nại quyết định/hành vi hành chính tới chủ thể có thẩm quyền để được giải quyết.

Như vậy, với trường hợp thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện được phép ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và thực hiện cưỡng chế nhưng phải được thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Trong trường hợp (cưỡng chế) thu hồi đất, người sử dụng đất sẽ được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191