Quy định miễn thuế tặng cho người nhà chỉ tính dâu, rể như thế nào

Câu hỏi của khách hàng: Quy định miễn thuế tặng cho người nhà chỉ tính dâu, rể như thế nào

Việc là như thế này ạ, nhà bố mẹ mình có chia cho mình được mảnh đất và mình đã đi làm thủ tục tặng cho, do cũng không để ý và cũng không biết. Nên khi làm hồ sơ bố mẹ mình và vợ chồng em trai mình vào trong hồ sơ tặng,cho. Xong xuôi tất cả đến khi bên một bộ phận một cửa thông báo đã có sổ và bên thuế báo là mình không được miễn thuế tặng cho vì trong hồ sơ của mình vợ của em trai mình (em dâu) là người ngoài. Mà bố mẹ và em trai của mình là dạng thành phần được miễn thuế tặng cho mà vẫn bị tính thuế các anh chị em xem có đúng không? Mình tìm hiểu qua thì nghe nói là chỉ được phép tính thuế riêng em dâu mình thôi phải không các bác, mà đây nó tính hết cả nhà bố,mẹ em trai mình vào hết, các bác tư vấn giúp em !/cám ơn các bác nhiều ạ


Luật sư Tư vấn Luật thuế thu nhập cá nhân – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 28/09/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Tính thuế thu nhập cá nhân khi tặng cho quyền sử dụng đất

Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 được sửa đổi, bổ sung năm 2012

3./ Luật sư trả lời Quy định miễn thuế tặng cho người nhà chỉ tính dâu, rể như thế nào

Trong trường hợp bạn được tặng cho bất động sản (ở đây là quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất) nhưng chủ thể tặng cho là nhiều người, trong đó có phần thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân, có phần thu nhập không được miễn thì số tiền thuế được tính như sau:

Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân:

“Điều 4.Thu nhập được miễn thuế

4.Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

…”

Bên cạnh đó, việc tặng cho chỉ do chủ sở hữu quyền sử dụng mảnh đất định đoạt theo quy định, chính chủ sở hữu mới là bên có tặng cho. Mà theo quy định của pháp luật về đất đai thì việc xác định chủ sở hữu quyền sử dụng mảnh đất sẽ dựa trên căn cứ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và việc mảnh đất này được mua, xác lập quyền sở hữu trong thời gian hôn nhân hay không (để xác định quyền sở hữu của vợ/chồng đối với mảnh đất).

Như vậy, mặc dù khi kê khai, bố mẹ bạn có ghi tên vợ chồng em trai bạn vào thì việc tặng cho này cũng không được xác định là có sự tặng cho của hai người này, (trừ khi hai người này cũng được xác định là chủ sở hữu mảnh đất) và khi đó, kể cả khi việc kê khai có ghi nhận vợ chồng em trai bạn là bên tặng cho mảnh đất thì việc tặng cho này cũng chỉ được xác định là tặng cho giữa bố mẹ bạn và vợ chồng bạn, trường hợp này bạn sẽ không bị tính thuế thu nhập cá nhân.

Trong trường hợp vợ chồng em trai bạn cũng được xác định là chủ sở hữu của mảnh đất thì pháp luật không có quy định cụ thể về việc tính thuế thu nhập cá nhân cụ thể hay việc miễn một phần thuế thu nhập cá nhân, nhưng thông thường, nếu xác định được phần “quyền sở hữu” của em dâu bạn đối với mảnh đất thì việc tính thuế thu nhập cá nhân sẽ chỉ tính trên phần tặng cho của em dâu cho bạn. Tuy nhiên, nếu vợ chồng em dâu bạn đều được xác định là chủ sở hữu của mảnh đất và việc tặng cho là tặng cho cả hai vợ chồng bạn thì thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính trên cả phần giá trị mảnh đất mà vợ chồng em trai bạn tặng cho vợ bạn. Do việc tặng cho này cũng không thuộc thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Vậy rõ ràng, khi bố mẹ và vợ chồng em trai bạn tặng mảnh đất cho vợ chồng bạn thì việc được miễn thuế sẽ là hiển nhiên nếu quyền sử dụng mảnh đất đó là của bố mẹ bạn.  Còn nếu, vợ chồng em trai bạn cũng là một trong số các chủ sở hữu thì việc tính thuế sẽ được tính trên phần giá trị “quyền” của vợ chồng em trai bạn, cụ thể là phần em trai bạn tặng cho vợ bạn và em dâu bạn tặng cho vợ chồng bạn.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191