Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
Luật sư Tư vấn Luật Cạnh tranh – Gọi 1900.0191
Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:
1./ Thời điểm pháp lý
Ngày 18 tháng 09 năm 2018
2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh
- Luật cạnh tranh năm 2004
- Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật cạnh tranh (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 119/2011/NĐ-CP)
3./ Luật sư tư vấn
Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đưa ra sau quá trình hoạt động tại phiên điều trần sau khi đã được xem xét kỹ tình tiết sự việc và các bằng chứng, chứng cứ có liên quan nhằm đưa ra những hình thức xử lý phù hợp và đúng với quy định của pháp luật. Cụ thể:
Căn cứ Điều 105 Luật Cạnh tranh quy định về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh phải có các nội dung chính sau đây:
-Tóm tắt nội dung vụ việc;
-Phân tích vụ việc;
-Kết luận xử lý vụ việc.
Cụ thể, điều này được hướng dẫn bởi Nghị định 116/2005/NĐ-CP, trong đó có quy định về nội dung của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh tại Điều 131 Nghị định 116/2005/NĐ-CP, theo đó, quyết định này gồm phần mở đầu, phần tóm tắt nội dung và nhận định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và phần kết luận.
-Phần mở đầu của Quyết định gồm các nội dung:
+Số, ngày thụ lý hồ sơ vụ việc cạnh tranh;
+Số, ngày tuyên bố quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
+Tên của các thành viên Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, thư ký phiên điều trần;
+Tên của người giám định, người phiên dịch (nếu có);
+Tên, địa chỉ của bên khiếu nại (nếu có), bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có); người đại diện hợp pháp, luật sư của bên khiếu nại, bên bị điều tra, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có);
+Điều, khoản của Luật Cạnh tranh bị vi phạm (nếu có);
+Số, ngày, tháng, năm của quyết định mở phiên điều trần;
+Thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức phiên điều trần.
-Phần tóm tắt nội dung vụ việc và nhận định bao gồm các nội dung:
+Khiếu nại của bên khiếu nại hoặc của cơ quan quản lý cạnh tranh trong trường hợp vụ việc cạnh tranh do cơ quan quản lý cạnh tranh tự mình phát hiện và điều tra;
+Đề nghị của bên bị điều tra (nếu có);
+Đề nghị, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có);
+Phân tích chứng cứ và nhận định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh về hành vi vi phạm;
+Phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận khiếu nại, đề nghị của các bên, luật sư của các bên;
+Điều, khoản của Luật Cạnh tranh bị vi phạm (nếu có);
+Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng (nếu có).
-Phần kết luận gồm các nội dung:
+Quyết định về từng vấn đề trong vụ việc cạnh tranh;
+Quyết định về phí xử lý vụ việc cạnh tranh;
+Quyền khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
Chủ tọa phiên điều trần có trách nhiệm ký quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh sau đó quyết định này phải được gửi cho các bên liên quan trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày ký.
Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật sau ba mươi ngày, kể từ ngày ký nếu trong thời hạn đó không bị khiếu nại theo quy định tại Điều 107 của Luật cạnh tranh. Vì Quyết định của Cơ quan Quản lý Cạnh tranh và Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh là quyết định của cơ quan hành chính nên nếu các bên liên quan không nhất trí với một phần hoặc toàn bộ nội dung của Quyết định thì có quyền khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp. Điều 107 Luật Cạnh tranh quy định:
“1.Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Hội đồng Cạnh tranh.
2.Trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Thủ trưởng Cơ quan Quản lý cạnh tranh, các bên có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Thương mại.”
Hai quy định trên đảm bảo rằng những phần của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại thì chưa được đưa ra thi hành và trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại, Hội đồng Cạnh tranh hoặc Bộ trưởng Bộ Thương mại có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo thẩm quyền; trường hợp đặc biệt phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được gia hạn, nhưng không quá ba mươi ngày (Điều 111 Luật Cạnh tranh).
Khi một quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, bao gồm cả Quyết định của Cơ quan quản lý cạnh tranh và của Hội đồng Cạnh tranh, bị khiếu nại thì những nội dung bị khiếu nại chưa được đưa ra thi hành.Thời hạn để Bộ trưởng Bộ Thương mại và Hội đồng Cạnh tranh giải quyết khiếu nại tối thiểu là 30 ngày và tối đa là 60 ngày.
Trường hợp vẫn không nhất trí với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, các bên liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại ra Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền (Điều 115 Luật Cạnh tranh.). Theo đó, những phần của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không bị khởi kiện ra Tòa án vẫn được tiếp tục đưa ra thi hành.
Như vậy, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh qua thảo luận và đưa ra tuy nhiên có thể vẫn còn thiếu sót từ đó pháp luật cũng đã quy định thêm về việc khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh nhằm bảo đảm quyền lợi và nghĩa của các bên.
Với những tư vấn về câu hỏi Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.