Thu hồi rừng

Câu hỏi được gửi từ khách hàng: Thu hồi rừng


Luật sư Tư vấn Luật Bảo vệ và phát triển rừng – Gọi 1900.0191

Dựa trên những thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đưa ra trả lời như sau:

1./ Thời điểm pháp lý

Ngày 10 tháng 09 năm 2018

2./ Cơ sở Pháp Luật liên quan tới vấn đề Thu hồi rừng

  • Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004
  • Nghị định 23/2006/NĐ-CP về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng

3./ Luật sư tư vấn

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác và đây là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia. Rừng vừa là nơi cung cấp những loài động, thực vật đa dạng, phong phú, vừa là tuyến đầu trong việc phòng hộ. Nhà nước ta bên cạnh việc cho thuê rừng còn có những quy định nhất định về thu hồi rừng để bảo đảm lợi ích của nhà nước của nhân dân một cách tốt nhất.

Căn cứ Khoản 1 Điều 26 Luật bảo vệ và phát triển rừng:

“1.Nhà nước thu hồi rừng trong những trường hợp sau đây:

a)Nhà nước sử dụng rừng và đất để phát triển rừng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia;

b)Nhà nước có nhu cầu sử dụng rừng và đất để phát triển rừng cho lợi ích công cộng, phát triển kinh tế theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt;

c)Tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê rừng trả tiền hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng rừng;

d)Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;

đ)Rừng được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết hạn;

e)Sau mười hai tháng liền kể từ ngày được giao, được thuê rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất để bảo vệ và phát triển rừng mà chủ rừng không tiến hành các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng;

g)Sau hai mươi bốn tháng liền kể từ ngày được giao, được thuê đất để phát triển rừng mà chủ rừng không tiến hành các hoạt động phát triển rừng theo kế hoạch, phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

h)Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

i)Rừng được giao, cho thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;

k)Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật.”

Điều này được hướng dẫn bởi Điều 26 Nghị định 23/2006/NĐ-CP 

Ngoài ra, trong trường hợp quy định tại các điểm e, g, h, i và k Khoản 1 Điều 26 Luật bảo vệ và phát triển rừng hoặc rừng được Nhà nước giao, cho thuê mà phần vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước gồm tiền sử dụng rừng, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng rừng, tiền nhận chuyển nhượng quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; tiền đầu tư ban đầu để bảo vệ và phát triển rừng thì sẽ không được bồi thường khi nhà nước thu hồi.

Và trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ Khoản 1 Điều 26 Luật bảo vệ và phát triển rừng thì khi Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần rừng thì chủ rừng chỉ được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư, tài sản bị thu hồi bằng hiện vật hoặc bằng các hình thức giao rừng, cho thuê rừng khác có cùng mục đích sử dụng; giao đất để trồng rừng mới hoặc được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề trong trường hợp chủ rừng trực tiếp sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ và phát triển rừng mà không có rừng để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất.

Theo quy định trên thì khi thu hồi rừng, các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền phải tuân theo các quy định trên và chỉ được thu hồi rừng trong những trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật.

Với những tư vấn về câu hỏi Thu hồi rừng, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp trên, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191