Câu hỏi của khách hàng: Chỉ còn bản chụp giấy nợ thì có đòi nợ được không – Công ty Luật hỗ trợ thu hồi nợ tại Hoà Bình
Mọi người cho em hỏi chút ạ.
Ngày 3.1.2018. Em có cho ông A vay 1 số tiền là 85 triệu đồng. Có viết giấy nợ (thời hạn 4 tháng, không lãi suất )
Hôm nay em đi cùng em dâu, đến nhà tìm gặp ông A yêu cầu thanh toán nợ, ông A tỏ ý không muốn trả và khất từ từ trả. Em không đồng ý. Vợ ông A yêu cầu em cho xem giấy nợ rồi thanh toán. Khi em đưa giấy nợ cho vợ ông A xem thì bà ta lợi dụng em bất cẩn và đã xé mất giấy nợ này. ( em không thu hồi được các mảnh giấy ) Sau đó phủ nhận số nợ.
Tuy nhiên. Trước khi đến nhà ông A em đã có chụp hình giấy nợ và lưu trong điện thoại.
Vậy, em có thể làm đơn khiếu nại hoặc tố cáo hay không.
Nếu có thì cơ hội thắng kiện là bao nhiêu.
Em cảm ơn
Luật sư Tư vấn Bộ luật dân sự – Gọi 1900.0191
Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
1./ Thời điểm tư vấn: 12/12/2018
2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Đòi nợ khi bị xé giấy vay tiền
- Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
- Bộ luật hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017)
3./ Luật sư trả lời Chỉ còn bản chụp giấy nợ thì có đòi nợ được không
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong trường hợp bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận, bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay thực hiện đúng hợp đồng.
Theo quy định của pháp luật dân sự thì trong một hợp đồng vay tài sản, bên vay luôn có nghĩa vụ trả nợ khi hết thời hạn vay mà trước đó hai bên đã thỏa thuận. Khi bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ để xảy ra tranh chấp, bên vay có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định. Tuy nhiên, thông thường, để Tòa án tiếp nhận và giải quyết yêu cầu trên, bên vay phải có chứng cứ chứng minh việc người bị khởi kiện là người đã vay tiền. Và hầu hết, chứng cứ có giá trị nhất là hợp đồng/ giấy vay nợ có chữ ký của bên vay. Nhưng, trong trường hợp của bạn, bên vay đã lợi dụng lúc bạn không chú ý để hủy hợp đồng vay của hai bên, sau đó chối không nhận là đã vay tiền của bạn. Do vậy, bạn có thể xử lý như sau:
-Đầu tiên, bạn cần có một cuộc nói chuyện với bên vay về nghĩa vụ trả nợ của họ và đưa ra quy định của pháp luật cũng như một phần cách giải quyết của bạn để cho bên vay một khoảng thời gian ngắn để bên vay lựa chọn phương thức giải quyết giữa việc bị điều tra hình sự hay thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
-Tùy vào thiện chí của bên vay, bạn có thể lựa chọn cách giải quyết trong trường hợp này như sau:
+Nếu bên vay từ chối không trả nợ. Bạn làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của bên vay và gửi tới công an xã, phường, thị trấn để được giải quyết. Với số tiền là 85 triệu đồng, bên vay sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 2 Điều 174 Bộ luật hình sự:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1.Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: …
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
… c)Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; …”
Theo đó, người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá 85 triệu đồng sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Tất nhiên, khi bạn tố cáo hành vi này của bên vay, bạn có thể cung cấp những tài liệu, chứng cứ chứng minh việc bên vay có hành vi như bạn đã trình bày ở đơn tố cáo để chứng minh cho nhận định của mình.
Nhưng, việc bên vay sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào còn tùy thuộc vào kết quả điều tra, truy tố, xét xử của các chủ thể có thẩm quyền.
+Nếu bên vay thừa nhận số tiền đã vay bạn, bạn có thể thỏa thuận với người này về thời gian, hình thức, phương thức trả nợ. Trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên có thể đưa ra Tòa án yêu cầu giải quyết. Bạn có thể tạo thêm chứng cứ khi người này thừa nhận khoản nợ đã vay trên như hai bên làm biên bản về việc thừa nhận khoản vay, có người làm chứng và ký vào biên bản,…
Việc đưa tranh chấp ra Tòa án khi người này thừa nhận khoản nợ vay thường được thực hiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bên vay (nếu bạn là bên khởi kiện) cư trú, làm việc theo quy định tại Khoản 3 Điều 26, Điều 35, Điều 39 và Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn có thể có một cuộc gặp nho nhỏ với bên vay, đưa ra cho bên vay biết việc giải quyết theo pháp luật trong trường hợp này để bên vay suy nghĩ về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ trước khi bạn quyết định tố cáo hành vi này của họ ra công an để được giải quyết theo pháp luật về tố tụng hình sự.
Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.