Đất của dòng họ nhưng bị cấp sổ đỏ cho cá nhân thì đòi lại được không

Câu hỏi của khách hàng: Đất của dòng họ nhưng bị cấp sổ đỏ cho cá nhân thì đòi lại được không

Mọi người giúp em việc này với ạ!
Gia đình ngoại ba em có gia phả như hình, và có một mảnh đất khoảng 300 m2. Ba em là con bà G. Hiện ba em được dòng họ ủy thác để trông coi hương hỏa nhà thờ trên mảnh đất ấy. Tuy nhiên, năm 2011 UBND huyện lại cấp giấy CN quyền sử dụng đất cho bà N. Bà N trước đây dòng họ cho ở nhờ trên mảnh đất này và bà đòi bán nhưng không được nên đã đập nhà thờ và bỏ đi. Năm 2006 dòng họ bỏ tiền ra xây dựng lại nhà thờ. Đến nay bà về kiện lại ba em rằng xây dựng nhà trái phép trên đất bà, yêu cầu đập bỏ để bà bán đất vì bà có sổ đỏ. Vậy giờ gia đình và dòng họ em làm đơn kiện có đòi lại quyền sử dụng đất được không ạ. vì trước đây không có di chúc hay gì cả, mà cũng không hiểu vì sao lại cấp sổ đỏ cho bà, trong khi hàng xóm hay người lớn tuổi xung quanh đều nói rằng không có xác nhận đây là đất của bà. Mọi người tư vấn giúp em với!!!


Luật sư Tư vấn Bộ luật dân sự – Gọi 1900.0191

Dựa trên thông tin được cung cấp và căn cứ vào các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, các cam kết, thỏa thuận quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.

1./ Thời điểm tư vấn: 13/12/2018

2./ Cơ sở Pháp Luật điều chỉnh vấn đề Đòi lại quyền sử dụng đất

  • Luật đất đai năm 2013
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

3./ Luật sư trả lời Đất của dòng họ nhưng bị cấp sổ đỏ cho cá nhân thì đòi lại được không

Theo thông tin bạn cung cấp thì việc cấp Giấy chứng nhận cho bà N đã xảy ra cách đây khá lâu rồi, hơn nữa gia đình bạn cũng không khiếu nại việc chủ thể có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận cho bà G khi bà G không phải chủ sở hữu hợp pháp của quyền sử dụng đất trên. Do vậy, tại thời điểm hiện nay, gia đình bạn sẽ không có quyền khiếu nại việc cấp Giấy chứng nhận cho bà G do đã hết thời gian được khiếu nại theo quy định.

Tuy nhiên, gia đình vẫn có thể yêu cầu Tòa án xác định lại quyền sở hữu quyền sử dụng mảnh đất trên do hai bên có tranh chấp về quyền sở hữu tài sản. Sau khi có quyết định/bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, gia đình bạn có thể yêu cầu chủ thể có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận với thông tin về chủ sở hữu như nội dung quyết định/bản án của Tòa án.

Theo đó, để đòi lại quyền sử dụng đất của gia đình bạn, gia đình bạn cần thực hiện việc khởi kiện tại Tòa án yêu cầu xác định quyền sở hữu tài sản, và gia đình bạn phải là bên chủ sở hữu mà Tòa án công nhận. VIệc khởi kiện cần chú ý một số vấn đề sau:

-Thứ nhất, gia đình bạn cần làm đơn yêu cầu UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thực hiện việc hòa giải trước khi thực hiện việc khởi kiện ra Tòa án. Sau quá trình này, gia đình bạn sẽ có Biên bản hòa giải của tranh chấp về quyền sở hữu quyền sử dụng đất để làm chứng cứ chứng minh việc hai bên đã thực hiện hòa giải tại xã, phường, thị trấn nhưng không hòa giải được. Bởi căn cứ vào Điều 202Điều 203 Luật đất đai thì tranh chấp đất đai thông thường phải được hòa giải ở cơ sở trước khi đưa ra Tòa án giải quyết, như quy định tại Khoản 1 Điều 203 Luật đất đai:

“Điều 203.Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1.Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

-Thứ hai, về việc nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.

+Căn cứ vào Khoản 2 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự thì “tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản” là tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

+Căn cứ vào Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự thì tranh chấp về dân sự quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự là tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sở thẩm của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

+Căn cứ điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự thì khi đối tượng tranh chấp là bất động sản, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nơi có bất động sản đó.

Tóm lại, trong trường hợp của bạn, bạn cần gửi hồ sơ khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có mảnh đất bị tranh chấp về quyền sở hữu quyền sử dụng đất.

Về hồ sơ khởi kiện, ngoài đơn khởi kiện, gia đình bạn cần gửi kèm theo bản sao y các giấy tờ chứng minh nhân thân của những người liên quan tới tranh chấp (thường là bản sao y Giấy chứng minh nhân dân) và những tài liệu, chứng cứ giúp chứng minh quyền sở hữu quyền sử dụng mảnh đất trên của gia đình bạn. Việc chứng minh ngược lại (tức là chứng minh quyền sử dụng mảnh đất trên không thuộc sở hữu của gia đình bạn) là trách nhiệm của chính bà G, tức là bên còn lại trong tranh chấp.

Tuy nhiên, việc gia đình bạn có đòi lại được mảnh đất hay không còn phụ thuộc vào những tài liệu, chứng cứ mà hai bên có thể đưa ra chứng minh cho quyền sở hữu của mình trước Tòa cũng như nhận định của Tòa án.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, gia đình bạn trước hết cần thực hiện việc hòa giải ở UBND xã, phường, thị trấn. Sau khi hòa giải không thành, gia đình bạn làm hồ sơ khởi kiện tranh chấp về quyền sở hữu tài sản đến Tòa án nhân dân huyện, quận nơi có mảnh đất bị tranh chấp về quyền sở hữu. Và sau khi có bản án/quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, gia đình bạn có thể thực hiện việc xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

Với những tư vấn trên, Công ty Luật LVN mong rằng đã có thể giải đáp được nhu cầu của quý khách, nếu quý khách vẫn còn chưa rõ hoặc có thông tin mới với trường hợp này, quý khách có thể liên hệ Bộ phận Tư vấn pháp luật Miễn phí số: 1900.0191 để được Luật sư hỗ trợ ngay lập tức.

1900.0191