Ngôi nhà mà chú tôi đang sinh sống là của ông bà nội tôi. Sau khi ông mất, bà nội tôi, gia đình tôi và chú cùng chung sống tại ngôi nhà này. Năm 1990 gia đình tôi ra nước ngoài định cư, năm 1994 bà nội tôi mất. Nhưng ngôi nhà chú tôi ở vẫn chưa được cấp sổ đỏ. Hiện nay bố tôi không có ý định về nước sinh sống nữa và muốn nhường lại phần của bố tôi cho chú tôi được hưởng. Vậy chú tôi phải làm gì để được hợp thức hoá ngôi nhà?
Gửi bởi: Võ Quý Lân
Khoản 1 Điều 679 Bộ luật dân sự năm 1995(1)(1) Khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005: “Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c. Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”. quy định:
“Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Do đó, bố và chú anh là những người thừa kế theo pháp luật của ông bà. Ngôi nhà mà chú anh đang sử dụng là di sản thừa kế chưa chia của ông bà cho các con là bố anh và chú anh. Vì thời điểm mở thừa kế lần cuối cùng đối với di sản của ông bà là vào năm 1994 (thời điểm bà nội mất) nên căn cứ Điều 648 Bộ luật dân sự năm 1995(2)(2) Điều 645 Bộ luật dân sự năm 2005: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”. thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia thừa kế là đã hết vào năm 2004.
Điều 648 Bộ luật dân sự năm 1995: “Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là mười năm kể từ thời điểm mở thừa kế”. Theo dữ kiện anh nêu thì hiện nay gia đình anh đang định cư ở nước ngoài chỉ có một mình người chú ở lại nhà đất của ông bà và bố anh cũng có ý định nhường lại phần thừa kế của mình cho người chú của anh được hưởng. Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 684 Bộ luật dân sự năm 1995 (điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 681 Bộ luật dân sự năm 2005) quy định: “Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố thì những người thừa kế có thể họp mặt để thoả thuận những việc sau đây:
…
b. cách thức phân chia di sản”. Khoản 2 Điều 684 Bộ luật dân sự năm 1995 (điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 681 Bộ luật dân sự năm 2005) quy định: “Mọi thoả thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản”. Do vậy, bố anh có thể thoả thuận cùng người chú để nhường lại kỷ phần của mình cho người chú và đồng ý để cho chú được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vì theo quy định tại khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự năm 1995 (khoản 1 Điều 642 Bộ luật dân sự năm 2005) thì “người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản…”. Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 50 luật đất đai 2003 quy định:
“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
c. Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất…”. Do đó khi có văn bản thoả thuận về việc chia di sản thừa kế giữa bố anh và chú anh thì văn bản này cũng được coi là giấy tờ hợp pháp về thừa kế để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định nêu trên.
Khoản 1 Điều 129 Luật đất đai năm 2003 quy định trình tự thủ tục đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất:
“Việc nộp hồ sơ thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất được quy định như sau:
a. Hồ sơ thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất tại nông thôn thì nộp tại Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất;
b. Hồ sơ thừa kế quyền sử dụng đất gồm di chúc hoặc biên bản phân chia thừa kế… và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
Các văn bản liên quan:
Bộ Luật 33/2005/QH11 Dân sự
Luật 13/2003/QH11 Đất đai
Trả lời bởi: MOJ Admin