Dịch vụ ly hôn tại Gia Lâm – Tư vấn Giải quyết ly hôn, con chung, tài sản chung

Dịch vụ ly hôn tại Gia Lâm – Tư vấn Giải quyết ly hôn, con chung, tài sản chung

Tôi và chồng chung sống với nhau hơn 10 năm nhưng trước khi đến với tôi anh ấy chỉ ly thân với vợ cũ. Nay chồng tôi muốn làm đơn ly hôn nhưng vợ cũ không đưa giấy tờ và không đồng ý ly hôn. Chồng tôi đến Ủy ban nhân dân xin lại giấy đăng ký kết hôn nhưng không được vì Ủy ban không lưu bản sao. Toà án nói phải có đầy đủ giấy tờ mới thụ lý đơn ly hôn và nói chồng tôi có thể viết đơn khiếu nại vợ cũ vì không đưa giấy tờ cho chồng tôi. Sau khi nhận được đơn, Toà sẽ giải quyết vụ giấy tờ trước.

Trong thời gian ly thân người vợ cũ có chung sống với người khác có con nhưng khi đi đăng ký khai sinh cho đứa bé, cô ấy lại khai chồng tôi là cha ruột của đứa bé. Tôi xin hỏi:

– Chồng tôi có thể ly hôn với vợ cũ khi cô ấy không hợp tác không?

– Việc đứa con sau của người vợ cũ mang họ của chồng tôi thì xử lý như thế nào?

– Con chung của anh ấy và vợ cũ đã hơn 18 tuổi thì chồng tôi có phải cấp dưỡng không?

– Căn nhà là tài sản chung với người vợ cũ thì chồng tôi có được chia một nửa không?

Gửi bởi: Tố Nga

Trả lời có tính chất tham khảo

1. Về việc ly hôn với người vợ cũ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình thì ly hôn theo yêu cầu của một bên được Tòa án giải quyết cho ly hôn sau khi Tòa án hòa giải nhưng không thành và có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Tuy nhiên, theo như bạn trình bày thì người vợ cũ của chồng bạn hiện đang giữ các giấy tờ có liên quan.

Theo quy định tại Điều 60 Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch thì:

“1. Bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch là bản sao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này, căn cứ vào sổ hộ tịch hiện đang lưu trữ, để cấp cho người có yêu cầu.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Tư pháp, nơi lưu trữ sổ hộ tịch thực hiện cấp bản sao các giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch.”

Căn cứ theo quy định trên, do phía bên kia giữ các giấy tờ, bao gồm cả giấy đăng ký kết hôn, để giải quyết vấn đề này, bạn của bạn cần liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đăng ký kết hôn trước đây để xin cấp bản sao chứng nhận đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.

Trong hồ sơ ly hôn cũng cần nêu rõ vì sao không có giấy đăng ký kết hôn gốc cũng như các giấy tờ khác, căn cứ vào đó tòa án sẽ xem xét việc thụ lý đơn ly hôn.

2. Về họ, tên của con sau của vợ cũ mang hộ của chồng bạn

Về nguyên tắc, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng (khoản 1 Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014). Trường hợp của chồng bạn và người vợ cũ do chưa có bản án, quyết định ly hôn của Tòa án nên về mặt pháp lý vẫn vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 88 nêu trên thì trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình.

3. Về cấp dưỡng cho con chung trên 18 tuổi

Theo quy định tại Điều 118 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

– Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

– Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

– Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

– Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

– Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

– Trường hợp khác theo quy định của luật.

Nếu thuộc 1 trong các trường hợp trên, chồng bạn không có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con.

4. Về tài sản chung là căn nhà

Căn cứ khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Các văn bản liên quan:

Luật 52/2014/QH13 Hôn nhân và gia đình

Nghị định 158/2005/NĐ-CP Về đăng ký và quản lý hộ tịch

1900.0191